Loading [MathJax]/extensions/TeX/mathchoice.js

Translate

Saturday, September 27, 2014

Bài toán: Tìm hằng số k nhỏ nhất sao cho bất đẳng thức sau đúng với mọi số thực dương a, b,c: \dfrac{a}{\sqrt{a^2+kbc}}+\dfrac{b}{\sqrt{b^2+kca}}+\dfrac{c}{\sqrt{c^2+kab}}\ge\dfrac{3}{\sqrt{k+1}}
Lời giải:
  Cho a=b, ta thu được: \dfrac{2a}{\sqrt{a^2+kca}}+\dfrac{c}{\sqrt{c^2+ka^2}}\ge\dfrac{3}{\sqrt{k+1}}  Cho a\rightarrow 0^+, ta thu được k\ge 8. Bây giờ, ta sẽ chứng minh k=8 chính là giá trị nhỏ nhất thỏa mãn bài toán, tức là: \dfrac{a}{\sqrt{a^2+8bc}}+\dfrac{b}{\sqrt{b^2+8ca}}+\dfrac{c}{\sqrt{c^2+8ab}}\ge 1  Thật vậy, sử dụng bất đẳng thức Holder, ta có: \left(\sum_{cyc}\dfrac{a}{\sqrt{a^2+8bc}}\right)^2\left[\sum_{cyc}a(a+8bc)\right]\ge (a+b+c)^3\\\Leftrightarrow \left(\sum_{cyc}\dfrac{a}{\sqrt{a^2+8bc}}\right)^2\ge\dfrac{(a+b+c)^3}{\sum a(a+8bc)}=\dfrac{(a+b+c)^3}{a^3+b^3+c^3+24abc}  Và như vậy, ta lui về chứng minh: (a+b+c)^3\ge a^3+b^3+c^3+24abc  Điều này là hoàn toàn đúng vì theo AM-GM, ta có: (a+b+c)^3=a^3+b^3+c^3+3(a+b)(b+c)(c+a)\ge a^3+b^3+c^3+24abc Bất đẳng thức được chứng minh. Vậy: \boxed{k_{min}=8}

Monday, September 22, 2014

Bài toán: Cho dãy số (x_n) được xác định bởi: \begin{cases}x_0=\dfrac{27}{10}\\x_{n+1}^3-3x_{n+1}(x_{n+1}-1)=x_n+1,\forall n\ge 2\end{cases} Chứng minh rằng dãy số x_n có giới hạn hữu hạn và xác định giới hạn đó.
Lời giải:
  Ta có: x_{n+1}-3x_{n+1}(x_{n+1}-1)=x_n+1\\\Leftrightarrow x_{n+1}^3-3x^2_{n+1}+3x_{n+1}-1=x_n+1\\\Leftrightarrow (x_{n+1}-1)^3=x_n\Rightarrow x_{n+1}=1+\sqrt[3]{x_n} Kết hợp với x_1=\dfrac{27}{10}\Rightarrow x_n>2,\forall n\in\mathbb{N^*}. Xét hàm số:  f(x)=1+\sqrt[3]{x},\;\text{với } x>2 Ta có:  f'(x)=\dfrac{1}{3\sqrt[3]{x^2}}\Rightarrow 0<f'(x)<\dfrac{1}{3\sqrt[3]{4}} Rõ ràng x_{n+1}=f(x_n), do đó nếu ta có L là giới hạn của dãy (x_n) thì L phải thỏa mãn phương trình: f(x)=x\Leftrightarrow x=1+\sqrt[3]{x}\\\Leftrightarrow (x-1)^3=x\\\Leftrightarrow (x-1)^3-x=0 Đặt g(x)=(x-1)^3-x. Ta lại có: g(2).g(3)=-5<0 nên phương trình g(x)=0 nhận nghiệm L\in (2;3). Lại do g'(x)=3x(x-2)>0, \forall x>2 nên phương trình g(x)=0 có nghiệm duy nhất L\in (2, 3).
  Bây giờ, ta sẽ chứng minh rằng L chính là giới hạn của dãy (x_n). Thật vậy, với mọi \alpha ,\beta >2 theo định lý Largrange, luôn tồn tại số c sao cho: |f(\beta )-f(\alpha )|=|f'(c)|.|\beta -\alpha | Do f'(c)<\dfrac{1}{3\sqrt[3]{4}} nên ta có: |f(\beta )-f(\alpha )<\dfrac{1}{3\sqrt[3]{4}}|\beta -\alpha | Chọn x_n=\beta, L=\alpha, lúc này ta được: |f(x_n)-f(L)|<\dfrac{1}{3\sqrt[3]{4}}|x_n-L|\\\Leftrightarrow |x_{n+1}-L|<\dfrac{1}{3\sqrt[3]{4}}|x_n-L| Tương tự, ta có: |x_n-L|<\dfrac{1}{3\sqrt[3]{4}}|x_{n-1}-L|\\|x_{n-1}-L|<\dfrac{1}{3\sqrt[3]{4}}|x_{n-2}-L|\\......\\|x_1-L|<\dfrac{1}{3\sqrt[3]{4}}|x_0-L| Nhân vế theo vế các bất đẳng thức trên, ta được: |x_{n+1}-L|<\dfrac{1}{(3\sqrt[3]{4})^n}|x_0-L| Suy ra \lim_{n\to +\infty}|x_n-L|=\lim_{n\to\infty}\dfrac{1}{(3\sqrt[3]{4})^n}|x_0-L|=0\Leftrightarrow \lim_{n\to +\infty}x_n=L Cuối cùng, ta được kết quả: \lim_{n\to +\infty}x_n=L,\text{với L là nghiệm của phương trình }L=1+\sqrt[3]{L}

Friday, September 19, 2014

Bài toán: (Japan MO 2014) Tìm số thực k lớn nhất sao cho với mọi a, b, c không âm thỏa a+b+c=1, ta luôn có: \dfrac{a}{1+9bc+k(b-c)^2}+\dfrac{b}{1+9ca+k(c-a)^2}+\dfrac{c}{1+9ab+k(a-b)^2}\ge\dfrac{1}{2} Lời giải: 
 Cho b=c=\dfrac{1}{2}, a=0, ta được: \dfrac{\dfrac{1}{2}}{1+k.\dfrac{1}{2^2}}+\dfrac{\dfrac{1}{2}}{1+k.\dfrac{1}{2^2}}\Leftrightarrow\dfrac{1}{1+\dfrac{1}{4}.k}\ge\dfrac{1}{2}\\\Leftrightarrow\dfrac{4}{4+k}\ge\dfrac{1}{2}\Leftrightarrow 8\ge k+4\Leftrightarrow k\le 4 Bây giờ, ta sẽ chứng minh rằng k=4 chính là giá trị lớn nhất thỏa mãn bài toán, tức là: \dfrac{a}{1+9bc+4(b-c)^2}+\dfrac{b}{1+9ca+4(c-a)^2}+\dfrac{c}{1+9ab+4(a-b)^2}\ge\dfrac{1}{2} Sử dụng bất đẳng thức Cauchy Schawrz, ta có: \sum_{cyc}\dfrac{a}{1+9bc+4(b-c)^2}=\sum_{cyc}\dfrac{a^2}{a+abc+ab^2+ab^2+ac^2}\\\ge\dfrac{(a+b+c)^2}{a+b+c+3abc+4ab(a+b)+4bc(b+c)+4ca(c+a)}=\dfrac{1}{1+3abc+4ab(a+b)+4bc(b+c)+4ca(c+a)} Và công việc bây giờ là ta cần chứng minh: \dfrac{1}{1+3abc+4ab(a+b)+4bc(b+c)+4ca(c+1)}\ge\dfrac{1}{2}\\\Leftrightarrow 1+3abc+4ab(a+b)+4bc(b+c)+4ca(c+a)\le 2\\\Leftrightarrow 3abc+4ab(a+b)+4bc(b+c)+4ca(c+a)\le 1\\\Leftrightarrow 3abc+4ab(a+b)+4bc(b+c)+4ca(c+a)\le (a+b+c)^3\\\Leftrightarrow a^3+b^3+c^3+3abc\ge ab(a+b)+bc(b+c)+ca(c+a)  Đây chính là bất đẳng thức Schur bậc 3 nên hiển nhiên nó đúng. Bất đẳng thức được chứng minh.
  Cuối cùng, ta được kết quả: \boxed{k_{\max}=4}

Monday, September 15, 2014

Bước nhảy Viète (Viète Jumping)

Ta bắt đầu với bài toán sau:
 Bài toán 1: Cho a, b là các số nguyên dương. Chứng minh rằng nếu \dfrac{a^2+b^2+ab}{ab+1} là một số nguyên dương thì nó phải là một số chính phương.
Lời giải:
  Giả sử kết luận bài toán không đúng. Đặt k=\dfrac{a^2+b^2+ab}{ab+1},\; k\in\mathbb{Z^+}. Trong tập hợp tất cả các số nguyên dương (a, b) thỏa mãn bài toán, ta chọn ra hai phần tử a, b sao cho tổng a+b là nhỏ nhất. Không giảm tính tổng quát, giả sử a\ge b>0. Xét phương trình bậc hai ẩn x: x^2+(b-kb)x+b^2-k=0 Rõ ràng, phương trình này nhận một nghiệm là a. Gọi nghiệm còn lại là x_0. Theo định lý Viète, ta có: \begin{cases}x_0+a=kb-b\\x_0.a=b^2-k\end{cases} Từ đây, ta dễ dàng suy ra được rằng x_0\in\mathbb{Z^+}.
     \bullet  Nếu x_0<0 thì x_0\le 1, suy ra: x^2-(bk-b)x+b-k\ge x^2+(bk-b)+b^2-k>0,\;\text{ mâu thuẫn}     \bullet  Nếu x_0=0 thì k=b^2, mâu thuẫn.
    \bullet  Nếu x_0>0 thì (x_0, b) là một cặp số thỏa mãn bài toán. Và lúc này: x_0+b=\dfrac{b^2-k}{a}+b<\dfrac{b^2}{a}+b<\dfrac{a^2}{a}+b=a+b Điều này mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của a+b. Như vậy, giả thiết phản chứng là sai. Bài toán được chứng minh.
  
Ta tiếp tục với bài toán sau:

Bài toán 2: Chứng minh rằng nếu a, b là các số nguyên dương sao cho k=\dfrac{a^2+b^2}{ab-1} là một số nguyên thì k=5.

 Lời giải:
   Trong tất cả các số (a, b) thỏa mãn k là một số nguyên, ta chọn ra cặp (a, b) sao cho a+b là nhỏ nhất. Xét phương trình: k=\dfrac{x^2+b^2}{xb-1}\Leftrightarrow x^2-kbx+b^2+k=0\;\;\;\;\;\;(*) Rõ ràng, phương trình (*) nhận một nghiệm là a, gọi nghiệm còn lại là x_0. Theo định lý Viète, ta có: \begin{cases}x_0+a=bk\\x_0.a=b^2+k\end{cases} Rõ ràng, x_0\in\mathbb{Z^+}.
  \bullet  Nếu trong hai số ab có một số bằng 1, giả sử b=1, thế thì: k=\dfrac{a^2+1}{a-1}=a+1+\dfrac{2}{a-1}\in\mathbb{Z} \Rightarrow (a-1)\;|\;2\Rightarrow\left[ \begin{array}{1} a-1=2\\a-1=1\end{array} \right.\Leftrightarrow\left[ \begin{array}{1} a=3\\a=2\end{array} \right. \Rightarrow k=5
  \bullet  Nếu \min\{a, b\}>1, thì do: b^2-kb^2+b^2+k>0\\\Leftrightarrow k(1-b^2)+2b^2>0b>1\Rightarrow b^2-1>0\Rightarrow b\ge 2, lúc này ta có: k<\dfrac{2b^2}{b^2-1}=\dfrac{2}{1-\dfrac{1}{b^2}}\le\dfrac{2}{1-\dfrac{1}{4}}=\dfrac{8}{3}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(1) Mặt khác, ta lại có: \dfrac{1}{k}=\dfrac{ab-1}{a^2+b^2}\le \dfrac{ab-1}{2ab}=\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{ab}=\dfrac{1}{2}\Leftrightarrow k>2\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(2) Từ (1)(2) suy ra điều mâu thuẫn.
  Tóm lại, ta có k=5 là giá trị duy nhất thỏa mãn bài toán (đpcm).

Bài toán 3: (VMO 2012) 

     Xét các số tự nhiên lẻ a, b thỏa mãn a\;|\;b^2+2b\;|\;a^2+2. Chứng minh rằng a, b là các số hạng của dãy (x_n) được cho bởi: \begin{cases}x_1=x_2=1\\x_{n+2}=4x_{n+1}-x_n\end{cases}
Lời giải:
   Ta có: \begin{cases}a\;|\;b^2+2\\b\;|\;a^2+2\end{cases}\Rightarrow ab\;|\;(a^2+2)(b^2+2)\Rightarrow ab\;|\;(a^2b^2+2a^2+2b^2+4) Do a, b lẻ nên ta có ngay ab\;|\;a^2+b^2+2 . Tương tự, ta cũng có nếu ab\;|\;a^2+b^2+2 thì: \begin{cases}a\;|\;b^2+2\\b\;|\;a^2+2\end{cases}. Tức là: \begin{cases}a\;|\;b^2+2\\b\;|\;a^2+2\end{cases}\Leftrightarrow ab\;|\;a^2+b^2+2\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(*) Trong các phần tử (a, b) thỏa mãn (*), ta chọn ra một cặp (a, b) sao cho a+b là nhỏ nhất. Không mất tính tổng quát, giả sử a\ge b Xét phương trình bậc hai ẩn x sau: x^2-kbx+b^2+2=0 Rõ ràng phương trình này nhận một nghiệm là a, gọi nghiệm kia là x_0. Theo định lý Viète, ta có: \begin{cases}x_0+a=bk\\x_0.a=b^2+2\end{cases} Chú ý rằng a là nhỏ nhất, cho nên x_0\ge a, suy ra: x_0+a\ge 2a\Rightarrow kb\ge 2a\Rightarrow \dfrac{a}{b}\le \dfrac{k}{2}
   \bullet  Nếu trong hai số a, b có một số bằng 1, giả sử b=1 thì ka=a^2+3\Rightarrow k=4.
   \bullet  Nếu \min\{a, b\}>1, thì a\ge b\ge 2 nên: k=\dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{a}+\dfrac{2}{ab}\le \dfrac{k}{2}+1+\dfrac{1}{2}\Rightarrow k\le 3 Mặt khác, theo AM-GM, ta có:kab=a^2+b^2+2\ge 2(ab+1)\Rightarrow k\ge 3 Suy ra k=3, và a^2+b^2+2=3ab. Điều này chứng tỏ rằng trong hai số a, b phải có một số chia hết cho 3. Giả sử 3\;|\;b thế thì b\ge 3. Nếu a=1 thì dễ thấy ngay điều mâu thuẫn, suy ra: a\ge 2\Rightarrow ab\ge 6 Nếu như vậy, thì:  3=\dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{a}+\dfrac{2}{ab}\le \dfrac{3}{2}+1+\dfrac{2}{6}\;\;\text{Vô lí} Vậy chỉ có thể là k=4, tức là a^2+b^2+2=4ab\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(**) Giả sử (y_0, y_1) là một cặp số bất kì thỏa (*). Giả sử y_0>y_1, nếu y_0=1 thì y_1=1 tức là tồn tạin để y_0=x_1, y_1=x_2. Do đó, ta chỉ cần xét với trường hợp y_0, y_1>1.
  Chọn cặp (y_1, y_2)=(y_1, 4y_1-y_0), rõ ràng đây cũng là một cặp số thỏa mãn (**). Lúc này ta chú ý tới 4y_1-y_0<y_0 nên y_1+y_2=y_1+(4y_1-y_0)<y_1+y_0 Tương tự, ta cũng chọn được cặp (y_2, y_3)=(y_2, 4y_2-y_1) cũng thỏa (**)y_2+y_3<y_1+y_2<y_0+y_1.
  Tiếp tục quá trình này, ta được:  ...<Y_i+y_{i+1}<...<y_1+y_2<y_1+y_0 Mặt khác, y_1+y_0>2 nên tồn tại k\in\mathbb{N} sao cho y_k+y_{k+1}=2\Rightarrow y_k=y_{k+1}=1 Tức là:  y_k=x_2,\; y_{k+1}=x_1. Và như vậy, (y_n) được xác định bởi: \begin{cases}y_o=y_1=1\\y_{n+2}=4y_{n+1}-y_n\end{cases} Theo đó, ta có: x_{n+1}=y_n. Bài toán được chứng minh.

Friday, September 5, 2014

Bài toán: Cho hàm số f:\mathbb{N^*}\rightarrow\mathbb{N^*} thỏa mãn: f(m.f(n))=n^2.f(m)\;\;\;\;\;\;\; 1. Chứng minh rằng f(2003) hoặc là số nguyên tố, hoặc là bình phương của một số nguyên tố.
\;\;\;\;\;\;\; 2. Xây dựng một hàm f thỏa mãn điều kiện trên.
Lời giải:
   1. Cố định m, với mọi f(n_1)=f(n_2), ta có: f(m.(f(n_1))=f(m.f(n_2))\\\Leftrightarrow n_1^2.f(m)=n_2^2.f(m)\Leftrightarrow n_1^2=n_2^2\Leftrightarrow n_1=n_2 Như vậy f là một đơn ánh.
Cho n=1, ta được f(m.f(1))=f(m)\\\Leftrightarrow mf(1)=m\Leftrightarrow f(1)=1 Cho m=1 ta được: f(f(n))=n^2,\forall n\in\mathbb{N^*}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(1) Ta lại có: f(f(m).f(n))=n^2f(f(m))\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(2) Từ (1)(2) dẫn đến f(f(m).f(n)=m^2n^2=f(f(mn))\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(3) Do f là đơn ánh nên từ (3) ta rút ra: f(mn)=f(m).f(n),\forall m,n\in\mathbb{N^*}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(4) Quay lại vấn đề, giả sử phản chứng kết quả bài toán không đúng. Điều này nghĩa là tồn tại a>1, b>1, a\neq b, a,b\in\mathbb{N^*} sao cho f(2003)=ab. Theo (4) ta có: f(f(2003))=f(ab)=f(a).f(b)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(5) Ta lại có: f(f(2003))=f(f(2003).f(1))=2003^2.f(1)=2003^2\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\ (6) Từ (5)(6) suy ra: f(a).f(b)=2003^2. Do f(a)\in\mathbb{N^*} nên f(a)\ge 1\Rightarrow f(a)>1, tương tự ta cũng có: f(b)>1. Và như vậy thì: f(a)=f(b)=2003\Leftrightarrow a=b, mâu thuẫn với a\neq b. Như vậy giả thiết phản chứng là sai. Từ đó suy ra đpcm.
  2. Ta xây dựng hàm f như sau:
     Xét dãy số nguyên tố theo thứ tự tăng dần: p_1=2, p_2=3, p_3=5,... Hàm f được định nghĩa như sau: f(p_{2i+1})=p_{2i+2},\text{với}\; i=0,1,2,...\\f(p_{2i+2})=p^2_{2i+1},\text{với}\; i=0,1,2,... Với mỗi m\in\mathbb{N^*}, phân tích dạng chuẩn của m có dạng:m=p^{\alpha_1}_{i_1}.p^{\alpha_2}_{i_2}...p^{\alpha_k}_{i_k} Khi đó, đặt: f(m)[ f(p_{i_1})]^{\alpha_1}.[ f(p_{i_2})]^{\alpha_2}...[ f(p_{i_k})]^{\alpha_k} Như thế, hàm f hoàn toàn được xác định f:\mathbb{N^*}\rightarrow\mathbb{N^*}. Với mọi i=0,1,2,... thì: \begin{cases}f\left(f(p_{2i+1})\right)=f(p_{2i+2}=p^2_{2i+1}\\f\left(f(p_{2i+2})\right)=f(p^2_{2i+1})=f\left(f(p_{2i+1})\right)^2=p_{2i+2}.\end{cases} Công việc cuối cùng bây giờ là ta sẽ chứng minh hàm f được xây dựng ở trên thỏa mãn tính chất: f(m.f(n))=n^2.f(m),\;\forall m,n\in\mathbb{N^*} Thật vậy, giả sử: m=p^{\alpha_1}_{i_1}.p^{\alpha_2}_{i_2}...p^{\alpha_k}_{i_k}\\n=p^{\beta_1}_{j_1}.p^{\beta_2}_{j_2}...p^{\beta_l}_{j_l} Lúc này ta sẽ có: f(n)=[f(p_{j_1})]^{\beta_1}.[f(p_{j_2})]^{\beta_2}...[f(p_{j_i})]^{\beta_i}.Thay vào các biểu diễn ở trên ta dễ dàng có được đpcm.
Bài toán được giải quyết trọn vẹn. Nhận xét: Rõ ràng ta có thể thay 2003 bằng một số nguyên tố bất kì mà kết quả bài toán vẫn đúng bởi vì trong phép chứng minh trên, việc đưa ra số 2003 chỉ là "hình thức" thôi , ta không hề động gì đến cấu trúc của nó. Cụ thể là ta có bài toán với kết quả mạnh hơn sau:
        Cho hàm số f:\mathbb{N^*}\rightarrow\mathbb{N^*} thỏa mãn: f(m.f(n))=n^2.f(m)\;\;\;\;\;\;\; Chứng minh rằng f(p) hoặc là số nguyên tố, hoặc là bình phương của một số nguyên tố. Trong đó, p là một số nguyên tố bất kì.

Thursday, September 4, 2014

Bài toán: Cho p là một số nguyên dương lẻ. Chứng minh rằng khi đó tổng các lũy thừa bậc p của p số nguyên liên tiếp chia hết cho p^2
Lời giải:
Xét p số nguyên liên tiếp n, n+1, n+2,..., n+p-1. p số này khi chia cho p được p số dư khác nhau và tập hợp các số dư đó là \{0, 1, 2,...,p-1\}. Lúc đó, ta có thể biểu diễn: n+i=kp+j, \forall k\in \mathbb{N} Từ đó: (n+i)^p-j^p=(pk+j)^p-j^p\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(1) Sử dụng khai triển nhị thức Newton, ta có: (n+i)^p-j^p=\sum^{p-2}_{t=0}\binom{p}{t} (pk)^{p-t}j^t+\binom{p}{p-1} (pk)j^{p-1}=p^2\sum^{p-2}_{t=0}\binom{p}{t}p^{p-t-2}k^{p-t}j^t+p^2kj^{p-1}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(2) Từ (2) suy ra  (n+i)^p-j^p\vdots p^2, hay nói cách khác: (n+i)^p\equiv j^p(mod\;\;\; p^2) \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(3) Chú ý rằng khi chia n, n+1, n+2,...,n+p-1 cho p ta được các số dư khác nhau nên: \sum^{p-1}_{t=1}(n+t)^p\equiv 1+2^p+...+(p-1)^p(mod \;\;\;p^2)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(4) Do p là số nguyên dương lẻ nên: 1+2^p+...+(p-1)^p=[1+(p-1)^p]+[2^p+(p-2)^p]+...+\left[\left(\dfrac{p-1}{2}\right)^p+\left(\dfrac{p+1}{2}\right)^p\right]\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(5) Ta lại có khi j\in\left\{1, 2, ...,\dfrac{p-1}{2}\right\} theo khai triển nhị thức Newton thì: j^p+(p-j)^p=j^p+\sum^{p}_{t=0}\binom{p}{t}p^{p-t}(-1)^tj^t=j^p+\sum^{p-2}_{t=0}\binom{p}{t}p^{p-t}(-1)^tj^t+\binom{p}{p-1}p(-1)^{p-1}j^{p-1}+(-1)^pj^p\\=p^2\left[\sum^{p-2}_{t=0}\binom{p}{t}p^{p-t-2}(-1)^tj^t+j^{p-1}\right]\;\;\;\;(6). Từ (6) suy ra: j^p+(p-j)^p\;\vdots\; p^2,\forall j\in\left\{1, 2,...,\dfrac{p-1}{2}\right\}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(7) Từ (5)(7) suy ra: 1+2^p+...+(p-1)^p\;\vdots\; p^2\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(8) Kết hợp (4)(8), ta thu được: n^p+(n+1)^p+(n+2)^p+...+(n+p-1)^p\;\vdots\; p^2 Đây chính là đpcm.

Bài toán: Số nguyên lẻ n\ge 3 được gọi là "đẹp" khi và chỉ khi tồn tại một hoán vị (a_1, a_2,..., a_n) của các số (1, 2,..., n) sao cho các tổng sao đây đều là các số nguyên dương a_1-a_2+a_3-...-a_{n-1}+a_n;\\ a_2-a_3+a_4-...-a_n+a_1;\\a_3-a_4+a_5-...-a_1+a_2;\\...\\a_n-a_1+a_2-...-a_{n-2}+a_{n-1} Hãy xác định tập hợp tất cả các số nguyên dương "đẹp" như vậy.
Lời giải:
Đặt: y_1=a_1-a_2+a_3-...-a_{n-1}+a_n;\\ y_2=a_2-a_3+a_4-...-a_n+a_1;\\y_3=a_3-a_4+a_5-...-a_1+a_2;\\...\\y_n=a_n-a_1+a_2-...-a_{n-2}+a_{n-1} Lúc này, n sẽ là số đẹp khi và chỉ khi tồn tại ít nhất một hoán vị (a_1, a_2,.., a_n) của (1, 2,..., n) sao cho hệ phương trình \begin{cases}y_1+y_2=2a_1\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(1)\\y_2+y_3=2a_3\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(2)\\...\\y_{n-1}+y_n=2a_{n-1}\;\;\;\;\;\;\;\;\;(n-1)\\y_n+y_1=2a_n\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(n)\end{cases} có nghiệm nguyên dương.
 Tới đây, ta cần bổ đề sau: 
     Bổ đề: Với mỗi i (1\le i\le n), ta có: y_i=\dfrac{n(n+1)}{2}-2(a_{i+1}+a_{i+3}+...+a_{i-2}) Ở đây, tổng (a_{i+1}+a_{i+3}+...+a_{i-2}) được hiểu như sau: Lấy a_{i+1} cộng cách dòng với a_{i+3}, cứ làm như thế cho đến hết rồi quay lại phía trên.
 Chứng minh: Cộng vế theo vế các phương trình trong hệ, ta được: 2(y_1+y_2+...+y_n)=(a_1+a_2+...+a_n) Do a_1+a_2+...+a_n=1+2+...+n=\dfrac{n(n+1)}{2} nên suy ra: 2(y_1+y_2+...+y_n)=n(n+1)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(*) Cộng từng vế các dòng thứ i+1, i+3, i+5,... cho đến khi quay lại dòng i+2, ta có: (y_{i+1}+y_{i+2})(y_{i+3}+y_{i+4})+...+(y_{i-2}+y_{i-1})=2(a_{i+1}+a_{i+3}+...+a_{i-2}) Suy ra:  (y_1+y_2+...+y_n)-y_i=2(a_{i+1}+a_{i+3}+...+a_{i-2}). Do đó: 2(y_1+y_2+...+y_n)-2y_i=4(a_{i+1}+a_{i+3}+...+a_{i-2})\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(**) Từ (*)(**) suy ra: y_i=\dfrac{n(n+1)}{2}-2(a_{i+1}+a_{i+3}+...+a_{i-2}) Bổ đề được chứng minh.
 Quay lại bài toán, Vì n lẻ và n\ge 3, nên n=4k-1 hoặc n=4k+1. Áp dụng bổ đề trên, ta suy ra:
    \bullet   Nếu n=4k-1 thì y_i=2k(4k-1)-2(a_{i+1}+a_{i+3}+...+a_{i-2}) suy ra y_i là số chẵn với mọi i=\overline{1, n}.
    \bullet   Nếu n=4k+1 thì y_i=(2k+1)(4k+1)-2(a_{i+1}+a_{i+3}+...+a_{i-2}) suy ra y_i là số lẻ với mọi i=\overline{1, n}
 Xét hai khả năng sau:
    Khả năng 1: Nếu n=4k-1. Ta sẽ chứng minh rằng với mọi số lẻ n\ge 3 thuộc dạng n=4k-1n không phải là số "đẹp".
   Thật vậy, giả thiết phản chứng nếu nó là số "đẹp" thì phải tồn tại một hoán vị (a_1, a_2, ...,a_n) của (1, 2, ..., n) sao cho hệ trên có nghiệm. Hơn nữa ta còn phải có y_i là số nguyên dương chẵn với mọi \overline{1, n}. Do (a_1, a_2,..., a_n) là một hoán vị của (1, 2, ..., n), nên tồn tại j (1\le j\le n)a_j=1. Khi đó, xét phương trình thứ j, ta có: y_j+y_{j+1}=2a_1\Rightarrow y_j+y_{j+1}=2y_j nguyên dương chẵn với mọi i=\overline{1, n} nên y_j, y_{j+2}\ge 2\Rightarrow y_j+y_{j+2}\ge 4, mâu thuẫn. Như vậy, với mọi số lẻ n\ge 3 thuộc dạng n=4k-1 thì n không là số "đẹp"
   Khả năng 2: Nếu n=4k+1,khi đó y_i là số lẻ \forall i=\overline{1,n}. Ta chọn hoán vị sau: \begin{cases} a_1=2, a_2=4, a_3=6,...,a_{2k}=4k\\a_{2k+1}=4k+2\\a_{4k+1}=1, a_{4k}=3, a_{4k-2}=5,...,a_{2k+2}=4k-2\end{cases} Lúc này hệ phương trình ban đầu sẽ nhận các nghiệm: \begin{cases}y_1=1, y_2=3, y_3=5,...,y_{2k}=4k-1\\y_{2k+1}=y_{2k+2}=4k+1\\y_{2k+3}=y_{2k+4}=4k-3\\y_{2k+5}=y_{2k+6}=4k-7\\...\\y_{4k-1}=y_{4k}=5\\y_{4k+1}=1\end{cases} Theo đó, số nguyên dương lẻ n\ge 3 dạng n=4k+1 là số "đẹp".
Cuối cùng, số nguyên dương lẻ n\ge 3 là số đẹp khi và chỉ khi n có dạng: \boxed{n=4k+1,k\in\mathbb{N}}

Tuesday, September 2, 2014

Bài toán: Xét tập A=\{1;2;...;n\}. Với bất kì tập con khác rỗng M của AM=\left \{ m_1;m_2,...,m_k \right \}, m_1 > m_2 > ... > m_k Đặt S(M) = m_1 -  m_2 + m_3 +... + (-1)^{k+1}m_k Tính S = \sum_{M \subset A}S(M)
Lời giải:
Ta ký hiệu lại như sau:
Tổng cần tính là S_n=\sum_{k=1}^n f(k,n) với f(k,n) là tổng đan dấu các phần tử của mỗi tập con, tất cả các tập con có k phần tử của A trong đó phần tử lớn nhất mang dấu (+)
Ta sẽ chứng minh f(k,n)=\left\lfloor\frac{k+1}{2}\right\rfloor {n+1\choose k+1}\quad(k\le n)\qquad(1)
Rồi từ đó suy ra tổng cần tính là:
\boxed{\displaystyle S_n=\sum_{k=1}^n \left\lfloor\frac{k+1}{2}\right\rfloor {n+1\choose k+1}=n.2^{n-1}}
Ta chứng minh (1) bằng quy nạp theo k.
Ta có:
f(1,n)=1+2+...+n=\frac{n(n+1)}{2}=\left\lfloor\frac{1+1}{2}\right\rfloor {n+1\choose 1+1}Như vậy (1) đúng với k=1
Giả sử (1) đúng đến k-1 thỏa 1\le k-1<n, ta chứng minh (1) cũng đúng với k.
Xây dựng phép đếm f(k,n) theo các tập con có phần tử lớn nhất là j với k\le j\le n
Do j là số lớn nhất nên {j-1\choose k-1} tập con k phần tử bắt đầu bởi jBớt đi số hạng j trong các tập con k phần tử, ta được các tập con k-1 phần tử với phần tử lớn nhất là j-1
Như vậy ta có: \begin{align*}f(k,n)&=\sum_{j=k}^n \left(j{j-1\choose k-1}-f(k-1,j-1)\right)\\&=\sum_{j=k}^n \left(k{j\choose k}-\left\lfloor\frac{k}{2} \right\rfloor{j\choose k}\right)\quad\\&=\left(k-\left\lfloor\frac{k}{2} \right\rfloor\right)\sum_{j=k}^n {j\choose k}\\&=\left\lfloor\frac{k+1}{2}\right\rfloor \sum_{j=k}^n \left[{j+1\choose k+1}-{j\choose k+1}\right]\quad\\&=\left\lfloor\frac{k+1}{2}\right\rfloor{n+1\choose k+1}\end{align*}Như vậy, (1) được chứng minh
Bây giờ, ta sẽ chứng minh:
\boxed{\displaystyle S_n=\sum_{k=1}^n \left\lfloor\frac{k+1}{2}\right\rfloor {n+1\choose k+1}=n.2^{n-1}}
Ta có:
\begin{align*}S_n&=\sum_{k=1}^n \left\lfloor\frac{k+1}{2}\right\rfloor {n+1\choose k+1}&\\&=\sum_{k=1}^n \left\lfloor\frac{k+1}{2}\right\rfloor\left[{n\choose k}+{n\choose k+1}\right]\\&=\sum_{k=1}^n \left\lfloor\frac{k+1}{2}\right\rfloor{n\choose k+1}+\sum_{k=1}^n\left(k-\left\lfloor\frac{k}{2}\right\rfloor\right){n\choose k}\\&=S_{n-1}+\sum_{k=1}^n k{n\choose k-1}-\sum_{k=1}^n\left\lfloor\frac{k}{2}\right\rfloor{n\choose k}&\\&=S_{n-1}+n\sum_{k=1}^n{n-1\choose k-1}-\sum_{k=0}^{n-1}\left\lfloor\frac{k+1}{2}\right\rfloor{n\choose k+1}\\&=S_{n-1}+n\sum_{k=0}^{n-1}{n-1\choose k}-S_{n-1}\\&=n2^{n-1}&\end{align*} Bài toán được chứng minh.
Bài toán: Cho a,b,c là các số nguyên, b lẻ, xác định dãy f(n), n=0,1,2,... như sau:
\left\{\begin{matrix} f(0)=4,f(1)=0,f(2)=2c,f(3)=3b\\ f(n+3)=af(n-1)+bf(n)+cf(n+1), \forall n \in \mathbb{N}^* \end{matrix}\right. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương m và mọi số nguyên tố p, ta luôn có: f(p^m) chia hết cho p.
Lời giải:
Phương trình đặc trưng của dãy f(n)P(x)=x^{4}-cx^{2}-bx-a=0, phương trình này có 4 nghiệm phức \alpha _{i},i=1,2,3,4 . Ta sẽ chỉ ra, phương trình này không có nghiệm bội. Giả sử phản chứng tồn tại số phức \alpha sao cho P(\alpha )=P'(\alpha )=0, khi đó \alpha là nghiệm của Q(x)=-4P(x)+xP'(x)=2cx^{2}+3bx+4aLà nghiệm của đa thức H(x)=2xQ(x)-cP'(x)=6bx^{2}+(4a+2c^{2})x+bcvà là nghiệm của đa thức K(x)=cH(x)-3bQ(x)=(4ac+2c^{3}-9b^{2})x+(bc-12ab) Như vậy, \alpha là số hữu tỉ và là nghiệm của đa thức monic P(x) nên là số nguyên. Khi đó, P'(\alpha) là số lẻ, mâu thuẫn.
Từ đó, suy ra công thức tổng quát của f(n) có dạng f(n)=a_{1}\alpha _{1}^{n}+a_{2}\alpha _{2}^{n}+a_{3}\alpha _{3}^{n}+a_{4}\alpha _{4}^{n} Để ý f(0)=4=\alpha _{1}^{0}+\alpha _{2}^{0}+\alpha _{3}^{0}+\alpha _{4}^{0} f(1)=0=\alpha _{1}+\alpha _{2}+\alpha _{3}+\alpha _{4} f(2)=2c=-2\sum _{i<j}\alpha _{i}\alpha _{j}=\alpha _{1}^{2}+\alpha _{2}^{2}+\alpha _{3}^{2}+\alpha _{4}^{2} f(3)=3b=3\sum _{i<j<k}\alpha _{i}\alpha _{j}\alpha _{k}=\alpha _{1}^{3}+\alpha _{2}^{3}+\alpha _{3}^{3}+\alpha _{4}^{3} Suy ra, a_{1}=a_{2}=a_{3}=a_{4}=1 hay f(n)=\alpha _{1}^{n}+\alpha _{2}^{n}+\alpha _{3}^{n}+\alpha _{4}^{n} Theo khai triển nhị thức Newton (x+y)^{p}=x^{p}+y^{p}+pQ(x,y) với Q(x,y) là một đa thức đối xứng hai biến x,y. Từ đó suy ra, (x+y+z+t)^{p}=x^{p}+y^{p}+z^{p}+t^{p}+pQ(x,y,z,t) trong đó Q(x,y,z,t) là đa thức đối xứng theo 4 biến x,y,z,t. Mặt khác, một đa thức đối xứng luôn có thể biểu diễn theo các đa thức đối xứng sơ cấp, cho nên Q(\alpha_{1}^{p^{k}},\alpha_{2}^{p^{k}},\alpha_{3}^{p^{k}},\alpha_{4}^{p^{k}}) là số nguyên với mọi số tự nhiên k. Suy ra
f(p^{m+1})=\left (\alpha _{1}^{p^{m}} \right )^{p}+\left (\alpha _{2}^{p^{m}} \right )^{p}+\left (\alpha _{3}^{p^{m}} \right )^{p}+\left (\alpha _{4}^{p^{m}} \right )^{p}=f(p^{m})^{p}-pQ(\alpha_{1}^{p^{m}},\alpha_{2}^{p^{m}},\alpha_{3}^{p^{m}},\alpha_{4}^{p^{m}}) chia hết cho p khi và chỉ khi p|f(p^{m}). Từ đó với chú ý, f(p^{0})=f(1)=0 chia hết cho p, theo nguyên lí quy nạp, ta có đpcm.
Bài toán: (Chọn đội tuyển VMO tỉnh Bắc Giang, năm học 2013-2014)
  Cho dãy số (x_n) được xác định bởi: \begin{cases}x_1=0, x_2=1\\x_{n+1}=\dfrac{3x_{n-1}+2}{10x_n+2x_{n-1}+2}\end{cases}Chứng minh rằng dãy số (u_n) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.
Lời giải:
 Không mấy khó khăn, ta có thể thấy ngay rằng x_n>0. Ta xét hàm số hai biến sau: f(a, b)=\dfrac{3a+2}{10b+2a+2},\forall a, b>0Cố định a, ta có: f'_a(b)=-\dfrac{10(3a+2)}{(10b+2a+2)^2}<0, \forall a, b>0 \Rightarrow f_a(b)nghịch biến trên \mathbb{R^+}  .
Cố định b, ta có: f'_b(a)=\dfrac{10b+2}{(10b+2a+2)^2}>0,\forall a, b>0 \Rightarrow f_b(a) đồng biến trên \mathbb{R^+}
Ta lại có:2-x_{n+1}=2-\dfrac{3x_{n-1}+2}{10x_n+2x_{n-1}+2}=\dfrac{20x_n+x_{n-1}+2}{10x_n+2x_{n-1}+2}>0\\\Rightarrow 0<x_n<2,\forall n\in\mathbb{N^*} Bằng qui nạp, ta dễ dàng chứng minh được rằng: (x_{2n}) giảm và (x_{2n+1}) tăng, mặt khác (x_n) bị chặn dưới bởi 0 và bị chặn trên bởi 2. Và như thế chúng hội tụ, giả sử (x_{2n})(x_{2n+1}) lần lượt hội tụ về KL. Chuyển qua giới hạn, ta thu được: \begin{cases}K=\dfrac{3K+4}{10L+2K+2}\\L=\dfrac{3L+4}{10K+2L+2}\end{cases}\Leftrightarrow K=L=\dfrac{1+\sqrt{193}}{24}. Và cuối cùng, ta thu được kết quả: \boxed{\lim x_n=\dfrac{1+\sqrt{193}}{24}}

Monday, September 1, 2014

Bài toán: Cho dãy số (u_n) được xác định bởi: \begin{cases}u_0=\dfrac{1}{3}, u_1=\dfrac{1}{2}\\u_{n+2}=\dfrac{1}{4}u^2_{n+1}+\dfrac{3}{4}\sqrt{u_n}, \forall n\in\mathbb{N}\end{cases} Tính giới hạn:  \lim u_n.
Lời giải:
 Xét dãy số (v_n) được cho bởi: \begin{cases}v_0=\dfrac{1}{3}\\v_{n+1}=\dfrac{1}{4}v^2_n+\dfrac{3}{4}\sqrt{v_n},\forall n\in\mathbb{N}\end{cases}
Bằng qui nạp, ta dễ dàng chứng minh được: 0< u_n <1. Xét hàm số: f(x)=\dfrac{1}{4}x^2+\dfrac{3}{4}\sqrt{x}, x\in(0; 1) Dễ thấy ngay rằng f(x) là hàm đồng biến . Do đó, nếu v_n>v_{n-1}thì ta phải có: v_{n+1}=f(v_n)>f(v_{n-1})=v_n Suy ra (v_n) là dãy tăng và bị cặn bởi 1, như thế nó hội tụ, giả sử u_n hội tụ về L, chuyển qua giới hạn, ta được: L=\dfrac{1}{4}L^2+\dfrac{3}{4}\sqrt{L}\Leftrightarrow \sqrt{L}(\sqrt{L}-1)(L+\sqrt{l}-3)=0 kết hợp với 0<v_n<1 ta có L=1 Như vậy \lim u_n=1
Bằng qui nạp, ta cũng chứng minh được rằng: 0<u_n<1v_n<\min\{v_{2n}, v_{2n+1}\}. Theo đó, ta có: v_n\le u_{2n}<1\\v_n\le u_{2n+1}<1 Cuối cùng, kết hợp với \lim v_n=1. Ta có ngay: \boxed{\lim u_n=1}