Bài toán: (Chọn đội tuyển VMO tỉnh Bắc Giang, năm học 2013-2014)
Cho dãy số (x_n) được xác định bởi: \begin{cases}x_1=0, x_2=1\\x_{n+1}=\dfrac{3x_{n-1}+2}{10x_n+2x_{n-1}+2}\end{cases}Chứng minh rằng dãy số (u_n) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.
Lời giải:
Không mấy khó khăn, ta có thể thấy ngay rằng x_n>0. Ta xét hàm số hai biến sau: f(a, b)=\dfrac{3a+2}{10b+2a+2},\forall a, b>0Cố định a, ta có: f'_a(b)=-\dfrac{10(3a+2)}{(10b+2a+2)^2}<0, \forall a, b>0 \Rightarrow f_a(b)nghịch biến trên \mathbb{R^+} .
Cố định b, ta có: f'_b(a)=\dfrac{10b+2}{(10b+2a+2)^2}>0,\forall a, b>0 \Rightarrow f_b(a) đồng biến trên \mathbb{R^+}
Ta lại có:2-x_{n+1}=2-\dfrac{3x_{n-1}+2}{10x_n+2x_{n-1}+2}=\dfrac{20x_n+x_{n-1}+2}{10x_n+2x_{n-1}+2}>0\\\Rightarrow 0<x_n<2,\forall n\in\mathbb{N^*} Bằng qui nạp, ta dễ dàng chứng minh được rằng: (x_{2n}) giảm và (x_{2n+1}) tăng, mặt khác (x_n) bị chặn dưới bởi 0 và bị chặn trên bởi 2. Và như thế chúng hội tụ, giả sử (x_{2n}) và (x_{2n+1}) lần lượt hội tụ về K và L. Chuyển qua giới hạn, ta thu được: \begin{cases}K=\dfrac{3K+4}{10L+2K+2}\\L=\dfrac{3L+4}{10K+2L+2}\end{cases}\Leftrightarrow K=L=\dfrac{1+\sqrt{193}}{24}. Và cuối cùng, ta thu được kết quả: \boxed{\lim x_n=\dfrac{1+\sqrt{193}}{24}}
No comments:
Post a Comment