Translate

Thursday, July 10, 2014

bài tập tập huấn IMO 2011

Bài 1. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Phân giác \angle ABD cắt (O) tại N. Phân giác \angle BDC cắt (O) tại MAC giao BD tại E. Đường tròn ngoại tiếp tam giác CEM cắt đường thẳng qua E song song BN tại FFB cắt CA,CN lần lượt tại X,YFC cắt BA,BN lần lượt tại Z,T. Chứng minh rằng YZ\parallel XT.

Bài 2. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn (K) tiếp xúc trong với (O) tại Cvà tiếp xúc AB(K) cắt AC tại M khác C. Tiếp tuyến tại C của (O) cắt AB tại TTMcắt (K) tại N(K) cắt CB tại P khác CBM cắt (K) tại Q khác M. Chứng minh rằng NP,QC và AB đồng quy.

Bài 3. Cho tam giác ABC phân giác BE,CF. Đường tròn qua B,A tiếp xúc AC cắt BC tại M khác B. Đường tròn qua C,A tiếp xúc AB cắt BC tại N khác CBE giao AN tại PCF giao AM tại Q. Chứng minh rằng đường thẳng nối trung điểm PE,FQ song song BC.

Bài 4. Cho AB là dây cung của (O). Đường tròn (O_1) tiếp xúc trong (O) tại S và tiếp xúc ABtại P. Đường tròn (O_2) tiếp xúc trong (O), tiếp xúc ngoài (O_1) tại T và tiếp xúc AB tại QSQ cắt (O) tại C khác S. Chứng minh rằng tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác SPC luôn thuộc đường thẳng cố định khi (O_1),(O_2) di chuyển và P luôn nằm giữa A và Q.

Bài 5. Cho tam giác ABCP là điểm bất kỳ PA,PB,PC lần lượt cắt BC,CA,AB tại A_1,B_1,C_1. Đường tròn (AB_1C_1),(BC_1A_1),(CA_1B_1) cắt (O) lần lượt tại A_2,B_2,C_2Q là điểm bất kỳ. QA,QB,QC lần lượt cắt BC,CA,AB tại A_3,B_3,C_3A_2A_3,B_2B_3,C_2C_3 lần lượt cắt (O) tại A_4,B_4,C_4. Chứng minh rằng AA_4,BB_4,CC_4 đồng quy.

Bài 6. Cho tam giác ABC nhọn với tâm đường tròn ngoại tiếp O. Một đường thẳng qua O cắt CA,CB tại D,E và cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác AOB tại P khác OP nằm trong tam giác ABC. Điểm Q trên cạnh AB thỏa mãn \frac{AQ}{QB}=\frac{DP}{PE}. Chứng minh rằng \angle APQ = 2\angle CAP.

Bài 7. Cho KL,KN tiếp xúc (O)M thuộc tia đối tia NK. Đường tròn ngoại tiếp tam giác KLM cắt (O) tại P khác LQ là hình chiếu của N xuống ML. Chứng minh rằng \angle MPQ=2\angle KML.

Bài 8. Cho tứ giác ABCD nội tiếp. d là trung trực của BDP là điểm thuộc dQ,R là đối xứng của P qua phân giác \angle BAD,\angle BCD. Chứng minh rằng AQ,CR và d đồng quy.

Bài 9. Cho tam giác ABC cân tại A. Đường tròn (O_1) qua A,B tiếp xúc AC. Đường tròn (O_2)qua A,C tiếp xúc AB(O_1) cắt (O_2) tại D khác A. Đường thẳng d qua A cắt (O_1),(O_2)tại E,F. Đường tròn qua A,E tiếp xúc AB cắt đường tròn ngoại tiếp tam 
giác ABF tại P. Chứng minh rằng PA\perp PD.

Bài 10. Cho tam giác ABC. Trung trực BC cắt AC tại DE thuộc đoạn BDAE giao BC tại F. Đường thẳng qua F song song BD cắt AB tại G. Đường tròn (BEC) cắt ABtại H khác BHE giao BC tại IGF giao CE tại K. Chứng minh rằng IG=IK.

Bài 11. Cho tam giác ABCP bất kỳ. D,E,F là trung điểm BC,CA,ABPD cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác (PBC) tại I khác PPE cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác (PCA)tại J khác PPF cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác (PAB) tại K khác P.
a) Chứng minh rằng các đường tròn (PAI),(PBJ),(PCK) có điểm chung Q khác P.
b) Chứng minh rằng PQ luôn đi qua điểm cố định.

Bài 12. Cho tam giác ABCO,L lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp và điểm Lemoine của tam giác ABCOL cắt CA,AB tại B',C'O',L' lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp và điểm Lemoine của tam giác AB'C'. Chứng minh rằng OL,O'L' và BC đồng quy khi và chỉ khi \angle A=60^\circ.

Bài 13. Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng
\frac{1}{\mathcal{P}_{A/(BCD)}}+\frac{1}{\mathcal{P}_{B/(CDA)}}+\frac{1}{\mathcal{P}_{C/(DAB)}}+\frac{1}{\mathcal{P}_{D/(ABC)}}=0.
Trong đó \mathcal{P}_{M/(XYZ)} là phương tích của điểm M đối với đường tròn ngoại tiếp tam giác XYZ.

Bài 14. Cho ngũ giác ABCDE có DC=DE và \angle C+\angle E=180^\circM là điểm thuộc ABsao cho \frac{MB}{MA}=\frac{BC}{EA}CM cắt AD tại SEM cắt BC tại T. Chứng minh rằng C,E,S,Tcùng thuộc một đường tròn.

Bài 15. Cho tam giác ABC tâm đường tròn nội tiếp I. Đường tròn (K) qua I,B tiếp xúc ABcắt AC tại M,N. Chứng minh rằng \angle IBM=\frac{1}{2}\angle MBN khi và chỉ chi I,M,C,K cùng thuộc một đường tròn.

Bài 16. Cho tam giác ABC đường cao AD,BE,CF đồng quy tại HM,N,P là trung điểm EF,FD,DEAM,BN,CP đồng quy tại LK là điểm đẳng giác của L đối với tam giác DEF. Chứng minh rằng K là tâm vị tự ngoài của đường tròn Euler và đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bài 17. Cho (O_1) và (O_2) là hai đường tròn trực giao. X thuộc (O_1) và Y thuộc (O_2) sao cho O_1Y và O_2X cắt nhau trên trục đẳng phương của (O_1) và (O_2). Chứng minh rằng XY đi qua tâm vị tự trong hoặc ngoài của (O_1) và (O_2).

Bài 18. Cho hình chữ nhật ABCD nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn (K) tiếp xúc (O) tại T. Lấy P,Q thuộc (K) sao cho PQ\parallel AD và PQ=ADAP giao DQ tại NBP giao CQ tại H. Chứng minh rằng T,O,N,H cùng thuộc một đường tròn.

Bài 19. Cho tam giác ABC trọng tâm G. Đường thẳng d cắt BC,CA,AB lần lượt tại D,E,F. Đường thẳng qua D,E,F song song với GA,GB,GC lần lượt cắt nhau tạo thành tam giác MNP. Gọi L là trọng tâm tam giác MNP. Chứng minh rằng d đi qua trung điểm GL.

Bài 20. Cho tam giác ABC trực tâm H, tâm ngoại tiếp OD là trung điểm của AH. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc CA,AB tại E,F. Chứng minh rằng điểm đối xứng của D qua EFnằm trên OI.

Bài 21. Cho tam giác ABC đường tròn bàng tiếp góc B là (I_b) tiếp xúc CB,CA tại D,R. Đường tròn bàng tiếp góc C là (I_c) tiếp xúc BC,BA tại Q,GBR cắt (I_b) lần thứ hai tại TCQ cắt (I_c) lần thứ hai tại SSG giao TD tại U. Chứng minh rằng AU\perp BC.

Bài 22. Cho tam giác ABC đường tròn (I_a) bàng tiếp góc A tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F. BE giao (I_a) lần thứ hai tại HCF cắt (I_a) lần thứ hai tại GS là điểm thuộc AD.SH,SG cắt (I_a) lần thứ hai tại U,V. Chứng minh rằng BC,UV,HG,EF đồng quy.

Bài 23. Cho tam giác ABCP là điểm bất kỳ. PA,PB,PC lần lượt cắt BC,CA,AB tại E,F,D. Phân giác \angle ADC cắt phân giác \angle AFB tại K. Phân giác \angle BDC cắt phân giác \angle BFA tại I. Phân giác \angle AEC cắt phân giác \angle BFC tại J. Chứng minh rằng CJ,BI,AKđồng quy.

Bài 24. Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp tiếp xúc AB,AC tại Y,Z. Đường tròn A-mixtilinear tiếp xúc AB,AC tại H,I. Đường tròn B-mixtilinear tiếp xúc BC tại D, đường tròn C-mixtilinear tiếp xúc BC tại GGY giao DZ tại XBI giao CH tại TCY giao BZtại S.
a) Chứng minh rằng AX \parallel ST.
b) Chứng minh rằng BSCT là hình bình hành.

Bài 25. Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp tiếp xúc BC,CA,AB tại D,F,E. Đường tròn A-mixtilinear tiếp xúc AB,AC và đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại H,I,P. Chứng minh rằng \frac{PH}{PI}=\frac{DF}{DE}.

Bài 26. Cho tam giác ABC. Đường tròn mixtilinear ứng với B,C tiếp xúc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại E,F. Đường tròn mixtilinar ứng với A tiếp xúc AB tại D. Chứng minh rằng phân giác \angle DFE đi qua tam đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Bài 27. Cho tam giác ABC với AB>BC>CA. Đường tròn mixtilinear ứng với A,B,C tiếp xúc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại D,E,F. Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tiếp xúcBC,CA,AB tại X,Y,Z. Chứng minh rằng \angle BEY+\angle CFZ=\angle ADX.

Bài 28. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường tròn mixtilinear ứng với B tiếp xúc AB,BC và (O) tại D,E,F. Đường tròn mixtilinear ứng với C tiếp xúc CB,CA và (O) tại P,Q,R. Chứng minh rằng \frac{PF}{RE}=\frac{QF}{RD}.

Bài 29. Cho tam giác ABC. Đường tròn mixtilinear ứng với B,C là (O_b),(O_C) tiếp xúc BC tại D,E. Đường thẳng DO_c và EO_b cắt nhau tại F. Chứng minh rằng AF là phân giác \angle BAC.

Bài 30. Cho tam giác ABC với đường tròn ngoại tiếp (O) và một điểm PPA,PB,PC cắt (O) tại điểm thứ hai A_1,B_1,C_1A_2,B_2,C_2 lần lượt là hình chiếu của P lên BC,CA,ABH là trực tâm tam giác ABCA_3,B_3,C_3 là đối xứng của H qua A_2,B_2,C_2. Chứng minh rằng A_1A_3,B_1B_3,C_1C_3 đồng quy tại T thuộc (O).

No comments: