Translate

Wednesday, June 18, 2014

toán rời rạc

Bài toán 1: Cho hình chữ nhật có kích thước 2 x n được  chia thành các ô vuông đơn vị. Đánh số các ô từ trái sang phải là 1, 2,..., n (hàng n) và n+1, n+2,..., 2n (hàng 2). Lát chúng bằng các quân domino 1 x 2sao cho chúng phủ kín hình chữ nhật và không có hai quân nào đè lên nhau. Ngoài ra, với n lẻ, ta được bổ sung thêm một quân domino “đặc biệt” có thể phủ kín hai ô n và n+1. Hỏi có bao nhiêu cách lát như trên thỏa mãn bài toán.

Lời giải:
 Gọi S_{n} là số cách lát thỏa mãn bài toán với hình chữ nhật kích thước 2 x n.
 Giả sử ta đã lát được hình chữ nhật 2 x (n+1) bằng các quân domino. Xét quân domino phủ lên ô vuông n. Có ba trường hợp xảy ra:
     Trường hợp 1: Các quân domino đó phủ lên hai ô (n,n+1). Khi đó, phần còn lại là một hình chữ nhật kích thước 2 x n. Số cách lát trong trường hợp này là S_{n}.
     Trường hợp 2: Quân domino đó phủ lên hai ô (n,n+1). Theo đó, cần phải có một quân domino phủ lên hai ô (2n-1,2n). Khi đó, phần còn lại là hình chữ nhật kích thước 2 x (n-1), tức là số cách lát trong trường hợp này là S_{n-1}
     Trường hợp 3: Quân domino đó phủ lên hai ô (n,n+1)(với n lẻ). Khi đó, phần còn lại được lát bằng các quân domino nằm ngang (nếu có một quân domino nằm dọc thì nó chia hình chữ nhật thành hai phần, mỗi phần có một số lẻ ô chưa được lát), tức là chỉ có một cách lát cho trường hợp này.
Dễ thấy:    S_{2k}=S_{2k-1}+S_{2k-2}-1 (do khi n chẵn thì không có quân domino “đặc biệt” nên phải bớt đi một cách của S_{2k-1}
                 S_{2k+1}=S_{2k}+S_{2k-1}.
    Bằng qui nạp, ta dễ dàng chỉ ra được S_{2k}=F_{2k} và S_{2k+1}=F_{2k+1}+1, trong đó F_{k} là dãy Fibonacci được xác định bởi:
                                                        
     Cuối cùng, ta thu được:
                         
     Đây là kết quả bài toán.

Bài toán 2: Tám đội bóng tham gia giải vô địch trong đó hai đội bất kỳ phải gặp nhau đúng một lần. Biết rằng đến cuối giải không có trận nào kết thúc với tỉ số hoà. Chứng minh rằng trong tám đội nói trên, luôn tìm được bốn đội A,B,C,D sao cho kết quả giữa các trận đấu của họ là A thắng B,C,DB thắng C,DC thắng D.
Lời giải. Gọi 8 đội bóng đó là X_1,X_2,X_3,X_4,X_5,X_6,X_7,X_8. Theo đề bài thì chắc chắn X_1sẽ đấu với 7 đội còn lại.
 Trường hợp 1. Nếu X_1 thắng ít nhất 3 trong 7 đội còn lại. Giả sử X_1 thắng X_2,X_3,X_4.
Trong ba đội X_2,X_3,X_4, theo nguyên lí Dirichlet thì sẽ tồn tại một đội hoặc thắng cả hai đội, hoặc thua cả hai đội. Không mất tính tổng quát, giả sử X_2 thắng X_3,X_4. Khi đó   là bốn đội bóng thỏa mãn đề bài.
 Trường hợp 2. Nếu X_1 thắng 2 trong 7 đội còn lại. Giả sử \begin{cases} X_1 \; \text{thắng} \; X_2,X_3 \\ X_1 \; \text{thua} \; X_4,X_5,X_6,X_7,X_8 \end{cases}.
\star Khả năng 1. Nếu X_4,X_5,X_6,X_7,X_8 lần lượt đấu với X_2,X_3 đều có ít nhất một lần thua X_2,X_3.
Vì 5=2 \cdot 2+1 nên khi đó theo nguyên lí Dirichlet thì tồn tại một trong hai đội X_2,X_3 thắng ít nhất 3 trong 5 đội X_4,X_5,X_6,X_7,X_8. Khi đó ta quay về trường hợp 1, bài toán đúng.
\star Khả năng 2. Nếu X_4,X_5,X_6,X_7,X_8 lần lượt đấu với X_2,X_3 thì đều thắng. Ta có  thắng X_2,X_3,X_1. Điều này cũng quay về trường hợp 1, bài toán đúng.
 Trường hợp 3. Nếu X_1 thắng 1 trong 7 đội còn lại. Giả sử \begin{cases} X_1 \; \text{thang} \; X_2 \\ X_1 \; \text{thua} \; X_3,X_4,X_5,X_6,X_7,X_8 \end{cases}.
Xét các trận đấu giữa X_2 và X_3,X_4,X_5,X_6,X_7,X_8 thì nếu X_2 thắng ít nhất ba trong 6 đội X_3,X_4,X_5,X_6,X_7,X_8 thì ta quay về trường hợp 1, hiển nhiên thỏa mãn.
Còn nếu X_2 thua ít nhất ba trong 6 đội X_3,X_4,X_5,X_6,X_7,X_8. Lấy X_2 thua X_3,X_4,X_5. Trong ba đội X_3,X_4,X_5 thì theo nguyên lí Dirichlet sẽ tồn tại một đội trong ba đội trên thắng hai đội còn lại. Giả sử X_3 thắng X_4,X_5 và cả X_1. Ta quay về trường hợp 1.
Do X_2 đấu với 6 đội X_3,X_4,X_5,X_6,X_7,X_8 thì ắt hẳn sẽ tồn tại ít nhất ba trận thắng hoặc ít nhất ba trận thua. Vậy trường hợp này cũng luôn tìm được 4 đội thỏa mãn bài toán.
 Trường hợp 4. Nếu X_1 thua 7 đội còn lại. Khi đó X_1 thua X_2,X_3,X_4. Trong ba đội X_2,X_3,X_4 thì theo nguyên lí Dirichlet sẽ tồn tại một trong ba đội thắng hai đội còn lại. Giả sử X_2 thắng X_3,X_4 và thắng cả X_1 nên ta quay về trường hợp 1, bài toán đúng.

Ta có điều phải chứng minh.


Bài toán 3 : Giả sử rằng trong một nhóm n người thỏa điều kiện cứ n-2 người bất kì thì có 3^k số cặp người quen nhau. Tìm n.
Lời giải :
Theo đề bài cứ một nhóm gồm n-2 người thì có 3^k số cặp quen nhau, mà trong n người, số nhóm n-2 người là C_{n}^{n-2}. Do đó số cặp quen nhau trong n người (tính cả các cặp trùng nhau trong các nhóm) là C_{n}^{n-2}.3^k.
Xét hai người A,B quen nhau. Trong n-2 người còn lại ta chọn ra n-4 người để tạo thành một nhóm n-2 người với A,B. Số cách chọn như vậy là C_{n-2}^{n-4}, tức là hai người quen nhau này có mặt trong C_{n-2}^{n-4} nhóm.
Như vậy số cặp người quen nhau trong n người là m=\dfrac{3^k.C_{n}^{n-2}}{C_{n-2}^{n-4}}
Ta có :
m=\dfrac{3^k.C_{n}^{n-2}}{C_{n-2}^{n-4}}\in \mathbb{Z}^{+}\Rightarrow \dfrac{3^k.\dfrac{n!}{2!(n-2)!}}{\dfrac{(n-2)!}{2!(n-4)!}}=\dfrac{3^k.n(n-1)}{(n-2)(n-3)} \in \mathbb{Z}^{+}
Xét n\in \left \{ 1,2,3,4 \right \} thì nhận n=4
Nếu n-3 chẵn, đặt n-3=2t,\;t\in \mathbb{N}^{*}
Ta được m=\dfrac{3^k.(2t+3)(2t+2)}{(2t+1).2t}=\dfrac{3^k(2t+3)(t+1)}{(2t+1).t}\in \mathbb{Z}^{+}
Dễ dàng thấy rằng gcd(2t+3,2t+1)=gcd(2t+1,t+1)=1 nên 2t+1\mid 3^k\Rightarrow 2t+1=3^s\;\;,(s<k,s\in \mathbb{N}^*)
Từ đó suy ra t=\dfrac{3^s-1}{2}. Lúc này :
m=\dfrac{3^k.(3^s+2).(\dfrac{3^s-1}{2}+1)}{3^s.\dfrac{3^s-1}{2}}=\dfrac{3^{k-s}.(3^s+2)(3^s+1)}{3^s-1}\in \mathbb{Z}^{+}
Rõ ràng gcd(3^{k-s},3^s-1)=gcd(3^s+2,3^s-1)=1 nên\dfrac{3^s+1}{3^s-1}\in \mathbb{Z}^{+} mà gcd(3^s-1,3^s+1)=2\Rightarrow 3^s-1=2\Rightarrow s=1\Rightarrow n=5
Nếu n-3 lẻ, đặt n-3=2t+1,\;\;\left ( t\in \mathbb{N}^{*} \right )
Ta được m=\dfrac{3^k(2t+4)(2t+3)}{(2t+2)(2t+1)}=\dfrac{3^k(t+2)(2t+3)}{(t+1)(2t+1)}\in \mathbb{Z}^+
Dễ dàng thấy rằng gcd(t+1,t+2)=gcd(t+1,2t+3)=1 nên phải có t+1\mid 3^k\Rightarrow t=3^s-1,\;\left ( s=k,s\in \mathbb{N}^{*} \right )
Lúc này :
m=\dfrac{3^k.(3^s+1)(2.3^s+1)}{3^s(2.3^s-1)}=\dfrac{3^{k-s}.(3^s+1)(2.3^s+1)}{2.3^s-1}\in \mathbb{Z}^{+}

Dễ thấy gcd(2.3^s-1,3^s+1)=gcd(2.3^s+1,2.3^s-1)=gcd(3^{k-1},2.3^s-1)=1 nên trường hợp này bị loại.
Kết luận:   hoặc .
Bài toán 4 : Cho 2001 số tùy ý. Chứng minh rằng ta có thể chọn được một hoặc một số số nào đó mà tổng của chúng chia hết cho 2001.
Lời giải :
Gỉa sử 2001 số đã cho là a_{1},a_2,...,a_{2001}.
Xét 2001 tổng sau :
                      S_1=a_1
                     S_2=a_1+a_2
                     S_3=a_1+a_2+a_3
                     …
                     S_{2001}=a_1+a_2+...+a_{2001}.
Nếu có ít nhất một trong các tổng trên chia hết cho 2001 thì hiển nhiên ta có điều phải chứng minh.
Giả sử không có tổng nào trong các tổng trên chia hết cho 2001, khi đó số dư trong phép chia mỗi tổng cho 2001 thuộc tập A=\left \{ 1,2,3,...,2000 \right \}.
Theo nguyên lí Dirichlet thì sẽ tồn tại hai tổng có cùng số dư r khi chia cho 2001 với r\in A.
Gỉa sử đó là hai tổng S_{m}=a_1+a_2+...+a_m và S_{n}=a_1+a_2+....a_n với m,n\in \left \{ 1,2,3,...,2001 \right \},m<n.
Khi đó thì 2001\mid S_{n}-S_{m}\Rightarrow 2001 \mid a_{m+1}+a_{m+2}+...a_{m+(n-m)}.
Tức là luôn chọn được các số thỏa yêu cầu đề bài (đpcm).

No comments: