Translate

Sunday, June 8, 2014

Các bài toán về đa thức

Bài 1 Chứng minh rằng mọi đa thức bậc chẵn với các hệ số lẻ thì không có nghiệm hữu tỉ.
Bài 2 Chứng minh rằng nếu p là một số nguyên tố thì đa thức P=\dfrac{x^p-1}{x-1} bất khả quy trên \mathbb{Z}\left [ x \right ]
Bài 3 Cho đa thức P(x)=ax^2+bx+c,\;\left ( a\neq 0 \right ). Chứng minh rằng tồn tại nhiều nhất một đa thức Q(x) bậc n sao cho P\left ( Q(x) \right )\equiv Q(P(x))
Bài 4 Cho đa thức P(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0,\;\left ( a_n\neq 0 \right ). Đặt M=max\left | \dfrac{a_i}{a_n} \right |,\forall i=\overline{0,n-1}. Gọi x_0 là một nghiệm thực của P(x). Chứng minh rằng \left | x_0 \right |<1+M
Bài 5 Cho số nguyên dương a,b sao cho ab là số chính phương. Chứng minh rằng đa thức x^a+x^b+1 không chia hết cho đa thức x^2+x+1 với mọi x>1
Bài 6 Cho đa thức f(x)=ax^2+bx+c và thỏa mãn \left | f(0) \right |\leq 1,\left | f(1) \right |\leq 1,\left | f(-1) \right |\leq 1.
a) Chứng minh rằng ta luôn có \left | a \right |+\left | b \right |+\left | c \right |\leq 3
b) Chứng minh rằng với mọi x thỏa mãn \left | x \right |\leq 2 thì \left | f(x) \right |\leq 7
Bài 7 Cho đa thức f(x)=ax^2+bx+c và thỏa mãn \left | f(0) \right |\leq 1,\left | f(1) \right |\leq 1,\left | f(-1) \right |\leq 1. Tìm giá trị lớn nhất của \left | f(x) \right |,\;\forall x\in \left [ -1,1 \right ]
Bài 8 Cho đa thức P(x)=ax^3+bx^2+cx+d thỏa mãn |P(x)|\leq 1 với mọi |x|\leq 1. Chứng minh rằng |a|+|b|+|c|+|d|\leq 7
Bài 9 Cho hai đa thức hệ số nguyên 
P(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0
và Q(x)=b_nx^n+b_{n-1}x^{n-1}+...+b_1x+b_0
Biết rằng a_n-b_n là một số nguyên tố và a_{n-1}=b_{n-1}. Gọi m là nghiệm hữu tỉ chung của P(x) và Q(x). Chứng minh rằng m là số nguyên.
Bài 10 Cho đa thức P(x)=x^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0 có tính chất nhận giá trị nguyên với tất cả những giá trị nguyên của x. Xét họ đa thức :
P_0(x)=1
P_1(x)=x
P_2(x)=\dfrac{x(x-1)}{2!}
...
P_n(x)=\dfrac{x(x-1)...(x-n+1)}{n!}
Chứng minh rằng tồn tại các số nguyên b_0,b_1,...,b_n sao cho  P(x) biểu diễn được dưới dạng :
P(x)=b_0P_0(x)+b_1P_1(x)+...+b_nP_n(x)
Bài 11 Tìm tất cả các đa thức P(x) nhận x=1+\sqrt{2}+\sqrt[3]{3} làm một nghiệm. Chứng minh rằng degP(x)\geq 6.
Bài 12 Cho số nguyên tố p và số nguyên a không chia hết cho p. Chứng minh rằng đa thức P(x)=x^p-x+a bất khả quy trên \mathbb{Z}\left [ x \right ]
Bài 13 Cho n là số nguyên dương. Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để đa thức P(x)=x^n+4khả quy trên \mathbb{Z}\left [ x \right ] là n chia hết cho 4
Bài 14 Cho p_1,p_2,p_3,p_4 là bốn số nguyên tố phân biệt. Chứng minh rằng không tồn tại đa thức Q(x)bậc ba hệ số nguyên thỏa mãn \left | Q(p_1) \right |=\left | Q(p_2) \right |=\left | Q(p_3) \right |=\left | Q(p_4) \right |=3.
Bài 15 Chứng minh rằng với mỗi đa thức hệ số nguyên x^2+px+q thì luôn tồn tại một đa thức hệ số nguyên 2x^2+rx+s sao cho hai tập hợp các giá trị của hai đa thức trên tập số nguyên thì rời nhau.
Bài 16 Chứng minh rằng tích hai nghiệm thực của đa thức x^4+x^3-1 là nghiệm của đa thức x^6+x^4+x^3-x^2-1.
Bài 17 Cho n số nguyên phân biệt a_1,a_2,...,a_n. Chứng minh rằng đa thức
P(x)=(x-a_1)^2(x-a_2)^2...(x-a_n)^2+1
bất khả quy trên \mathbb{Z}\left [ x \right ].
Bài 18 Cho đa thức P(x)=(x^2-7x+6)^{2n}+13 với n là số nguyên dương. Chứng minh rằng đa thức P(x) không thể biểu diễn được dưới dạng tích của n+1 đa thức khác hằng số với hệ số nguyên.
Bài 19 Cho số tự nhiên n lớn hơn 1. Chứng minh rằng đa thức f(x)=x^n+5x^{n-1}+3 bất khả quy trên \mathbb{Z}\left [ x \right ].
Bài 20 Cho số tự nhiên n\geq 4. Chứng minh rằng đa thức f(x)=x^n+x^3+x^2+x+5 bất khả quy trên \mathbb{Z}\left [ x \right ].
Bài 21 Cho đa thức hệ số thực P(x)=x^3+ax^2+bx+c có ba nghiệm. Chứng minh rằng :
12ab+27c\leq 6a^3+10\sqrt{(a^2-2b)^3}
Bài 22 Tìm tất cả các đa thức f(x) có hệ số nguyên và f(a)+f(b)+f(c) chia hết cho a+b+cvới mọi số nguyên a,b,c.
Bài 23 Cho a là số thực thỏa mãn điều kiện sin(a)\neq 0. Chứng minh rằng với mọi giá trị nguyên n\geq 2, đa thức 
P_n(x)=x^nsin(a)-x.sin(na)+sin(n-1)a 
chia hết cho đa thức Q(x)=x^2-2x.cos(a)+1.

No comments: