Translate

Sunday, June 8, 2014

Dãy số-giới hạn

Bài toán 1 : Xác định công thức tổng quát của dãy (a_n) :
\left\{\begin{matrix} a_1=\dfrac{3\sqrt{3}}{2}\\ a_{n+1}=2.3^{2^n}a_n^2-3^{2^n(n+1)},\;\forall n\geq 1 \end{matrix}\right.
Lời giải :
Từ công thức xác định dãy, ta có :
\dfrac{a_{n+1}}{3^{2^n(n+1)}}=2.\dfrac{3^{2^n}.a_n^2}{3^{2^n(n+1)}}-1=2.\left ( \dfrac{a_n}{3^{2^{n-1}.n}} \right )^2-1
Do vậy nếu ta đặt x_n=\dfrac{a_n}{3^{2^{n-1}.n}} ta được :
\left\{\begin{matrix} x_1=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\\ x_{n+1}=2x_n^2-1 \end{matrix}\right.
Ta có x_1=cos\dfrac{\pi }{6} và :
x_2=2x_1^2-1=2cos^2\dfrac{\pi }{6}-1=cos\dfrac{2\pi }{6}
Bằng quy nạp ta được :
x_n=cos\dfrac{2^{n-1}\pi }{6}
Từ đó ta được :
a_n=3^{2^{n-1}.n}.cos\dfrac{2^{n-1}\pi }{6},\;\forall n\in \mathbb{N}^*
Bài toán 2 : Cho dãy số (x_n) thỏa 0<x_0<x_1 và :
\sqrt{1+x_n}\left ( 1+\sqrt{x_{n-1}x_{n+1}} \right )=\sqrt{1+x_{n-1}}\left ( 1+\sqrt{x_nx_{n+1}} \right ),\;\forall n\geq 1
Chứng minh rằng dãy (x_n) có giới hạn hữu hạn và tính giới hạn đó.
Lời giải :
Vì 0<x_0<x_1 nên tồn tại các số \alpha _0,\alpha _1\in \left ( 0,\dfrac{\pi }{2} \right ) sao cho :
x_0=tan^2\alpha _0,x_1=tan^2\alpha _1
Ta có :
\sqrt{1+x_1}\left ( 1+\sqrt{x_0x_2} \right )=\sqrt{1+x_0}\left ( 1+\sqrt{x_1x_2} \right )\Leftrightarrow \dfrac{1}{cos\alpha _1}\left ( 1+tan\alpha _0\sqrt{x_2} \right )=\dfrac{1}{cos\alpha _0}\left ( 1+tan\alpha _1\sqrt{x_2} \right )\Leftrightarrow \sqrt{x_2}=\dfrac{cos\alpha _0-cos\alpha _1}{sin\alpha _1-sin\alpha _0}=tan\dfrac{\alpha _0+\alpha _1}{2}\Leftrightarrow x_2=tan^2\dfrac{\alpha _0+\alpha _1}{2}
Xét dãy (\alpha _n) như sau :
\left\{\begin{matrix} \alpha _0,\alpha _1\in \left ( 0,\dfrac{\pi }{2} \right )\\ \alpha _{n+1}=\dfrac{1}{2}\left ( \alpha _n+\alpha _{n-1} \right ) \end{matrix}\right.
Phương trình sai phân này cho ta :
\alpha _n=\dfrac{\alpha _0+2\alpha _1}{3}+\dfrac{2}{3}(\alpha _0-\alpha _1).\left ( \dfrac{-1}{2} \right )^n
Do đó mà :
\underset{n\rightarrow +\infty }{\lim}\alpha _n=\dfrac{\alpha _0+2\alpha _1}{3}
Ta chứng minh được bằng quy nạp :
x_{n+1}=tan^2\alpha _{n+1}
Từ đó ta được :
\underset{n\rightarrow +\infty }{\lim}x_n=\underset{n\rightarrow +\infty }{\lim}(tan^2\alpha _n)=tan^2\left ( \underset{n\rightarrow +\infty }{\lim}\alpha _n \right )=tan^2\left ( \dfrac{\alpha _0+2\alpha _1}{3} \right )
Bài toán 3 : Cho dãy số (u_n) thỏa mãn u_0=1,u_1=3 và :
u_{n+1}^2+4u_{n+1}=u_n+u_{n-1}+2\sqrt{(u_n+2)(u_{n-1}+2)}
Chứng minh rằng dãy (u_n) có giới hạn hữu hạn và tính giới hạn này.
Lời giải :
Biến đổi công thức xác định dãy :
(u_{n+1}+2)^2=\left ( \sqrt{u_n+2}+\sqrt{u_{n-1}+2} \right )^2\Rightarrow u_{n+1}+2=\sqrt{u_n+2}+\sqrt{u_{n-1}+2}
Đặt x_n=u_{n}+2 ta được x_0=3,x_1=5
x_{n+1}=\sqrt{x_n}+\sqrt{x_{n-1}}
Xét dãy (a_n),(b_n) như sau :
(a_n):\left\{\begin{matrix} a_0=3\\ a_n=2\sqrt{a_{n-1}} \end{matrix}\right. và (b_n):\left\{\begin{matrix} b_0=5\\ b_n=2\sqrt{b_{n-1}} \end{matrix}\right.
Bằng quy nạp ta được a_n< 4,\;\forall n\in \mathbb{N}.
Từ đó :
a_n-a_{n-1}=\sqrt{a_{n-1}}\left ( 2-\sqrt{a_{n-1}} \right )> 0
Tức dãy (a_n) tăng, kết hợp với việc (a_n) bị chặn trên bởi 4 suy ra (a_n) hội tụ, giả sử L là giới hạn hữu hạn của nó. Giải phương trình giới hạn ta được L\in \left \{ 0,4 \right \}. Do :
0<a_0<a_1<....<a_n<...
nên ta có a_n\rightarrow 4.
Hoàn toàn tương tự, ta chứng minh được b_n> 4,\;\forall n\in \mathbb{N}(b_n) giảm và b_n\rightarrow 4.
Tiếp theo ta dễ dàng chứng minh :
a_n\leq min\left \{ x_{2n},x_{2n+1} \right \},\;\forall n\in \mathbb{N}
b_n\geq max\left \{ x_{2n},x_{2n+1} \right \},\;\forall n\in \mathbb{N}
Sử dụng nguyên lí kẹp ta được
\underset{n\rightarrow +\infty }{\lim}x_n=4\Rightarrow \underset{n\rightarrow +\infty }{\lim}u_n=2
Bài toán 4 : Cho dãy số (u_n) xác định như sau :
\left\{\begin{matrix} u_1=38,u_2=161\\ u_{n+2}=4u_{n+1}+u_n,\;\forall n\geq 1 \end{matrix}\right.
Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương m, luôn tồn tại số tự nhiên n sao cho u_n-1 và u_{n+1}-2đều chia hết cho m.
Lời giải :
Xét dãy (v_n) như sau :
\left\{\begin{matrix} v_1=1,v_2=2\\ v_{n+2}=4v_{n+1}+v_n,\;\forall n\geq 1 \end{matrix}\right.
Dễ thấy :
v_{n+3}=u_n,\;\forall n\geq 1
Vậy ta chỉ ra rằng tồn tại số nguyên dương n\geq 2 mà :
v_{n}-1\equiv v_{n+1}-2\equiv 0\;(mod\;m)
Theo bài toán này, ta chứng minh được dãy số dư  khi chia v_n cho m là một dãy tuần hoàn.
Từ đó tồn tại số nguyên dương k sao cho :
v_{1}-v_{k+1}\equiv v_2-v_{k+2}\equiv 0\;(mod\;m)\Rightarrow v_{k+1}-1\equiv v_{k+2}-2\equiv 0\;(mod\;m)
Bài toán hoàn tất.
Bài toán 5 : Cho dãy (u_n) thỏa mãn :
\left\{\begin{matrix} u_1=1,u_2=2\\ u_{n+2}=3u_{n+1}+u_n,\;\forall n\geq 1 \end{matrix}\right.
Với mỗi số nguyên dương n ta gọi r_n là số dư khi chia u_n cho 2013. Chứng minh rằng dãy (r_n) là dãy tuần hoàn.
Lời giải :
Dãy số (r_n) có công thức :
\left\{\begin{matrix} r_1=1,r_2=2\\ r_{n+2}\equiv 3r_{n+1}+r_n\;\;(mod\;2013) \end{matrix}\right.
Xét dãy các bộ hai số :
(r_1,r_2),(r_2,r_3),....,(r_{n},r_{n+1}),(r_{n+1},r_{n+2}),...
Dãy trên có vô số bộ nhưng do r_n\in \left \{ 1,2,...,2012,2013 \right \} với mọi n nên chỉ có hữu hạn bộ đôi một khác nhau. Vì vậy theo nguyên lí Dirichlet sẽ tồn tại hai bộ trùng nhau. Nghĩa là tồn tại các số nguyên dương m,k sao cho :
(r_{m+1},r_{m+2})=(r_{m+k+1},r_{m+k+2})
Từ đó ta có :
r_{m}\equiv -3r_{m+1}+r_{m+2}= -3r_{m+k+1}+r_{m+k+2}\equiv r_{m+k}\;\;(mod\;2013)
r_{m-1}\equiv -3r_{m}+r_{m+1}= -3r_{m+k}+r_{m+k+1}\equiv r_{m+k-1}\;\;(mod\;2013)
...
r_{1}\equiv -3r_{2}+r_{3}= -3r_{k+2}+r_{k+3}\equiv r_{k+1}\;\;(mod\;2013)
Như vậy ta có :
\left ( r_1,r_2 \right )=\left ( r_{k+1},r_{k+2} \right )
Lại kết hợp với :
r_{n+2}=3r_{n+1}+r_n\;(mod\;2013)
Ta chứng minh được :
r_n=r_{n+k},\;\forall n\in \mathbb{Z}^+
Từ đó dãy (r_n) là dãy tuần hoàn.

Tổng quát :
Xét dãy số (a_n) :
\left\{\begin{matrix} a_1,a_2,...,a_k\in \mathbb{Z}\\ a_{n+k}=A_1a_{n+k-1}+A_2a_{n+k-2}+...+A_{k}a_n \end{matrix}\right.
Với A_i là các số nguyên. Khi đó với số nguyên dương X bất kì, dãy số dư của (a_n) theo modulo X là dãy tuần hoàn.

No comments: