Translate

Friday, June 6, 2014

Tổ hợp rời rạc

Bài toán 1  (Đề nghị Olympic 30-4 toán 10 năm 2013 THPT Chuyên Vị Thanh, Hậu Giang)
Trong hình vuông cạnh bằng 8 ta lấy 100 điểm bất kì. Chứng minh rằng có ít nhất 4 điểm nằm trong hình tròn có bán kính bằng 1.
Lời giải :
d
Vẽ hình vuông ABCD có cạnh bằng 10 có cùng tâm, các cạnh tương ứng song song với hình vuông ban đầu.
Vẽ 100 hình tròn bán kính bằng 1 có tâm tương ứng là 100 điểm đã cho.
Khi đó 100 hình tròn này đều nằm trong hình vuông ABCD.
Ta có tổng diện tích hình tròn là 100\pi, diện tích hình vuông ABCD là 100.
Vì 100\pi > 3.100 nên theo nguyên lí Dirichlet tồn tại 4 hình tròn (M,1),(N,1),(P,1),(Q,1) có điểm chung là I.
Suy ra đường tròn (I,1) sẽ chứa bốn điểm M,N,P,Q. Đây là điều phải chứng minh.
Bài toán 2(Đề nghị Olympic 30-4 toán 10 năm 2010 THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Bình Định)
Cho bát giác A_1A_2...A_8 có tính chất : Tất cả các đỉnh có tọa độ nguyên và độ dài tất cả các cạnh là những số nguyên.  Chứng minh rằng chu vi đa giác là một số chẵn.
Lời giải :
Ta gọi A_i\left ( a_i,b_i \right ),\;\forall i=\overline{1,8} trong đó a_i,b_i\in \mathbb{Z},\;\forall i=\overline{1,8}
Ta có :
A_iA_{i+1}=\sqrt{(a_{i+1}-a_i)^2+(b_{i+1}-b_i)^2} với quy ước A_9\equiv A_1,a_9=a_1,b_9=b_1
Gọi P là chu vi bát giác. Ta có :
P^2=(\underset{i=1}{\overset{8}{\sum}} A_iA_{i+1})^2=\underset{i=1}{\overset{8}{\sum}} A_iA_{i+1}^2+2\underset{1\leq i=j\leq 8}{\sum} A_iA_{i+1}.A_jA_{j+1}
Ta có
\underset{i=1}{\overset{8}{\sum}} A_iA_{i+1}^2=\underset{i=1}{\overset{8}{\sum} }\left ( (a_{i+1}-a_{i})^2+(b_{i+1}-b_i)^2 \right )=2\underset{i=1}{\underset{8}{\sum}}(a_i^2+b_i^2) -2\underset{i=1}{\overset{8}{\sum}} (a_ia_{i+1}+b_ib_{i+1})
Là một số chẵn
Do vậy :
P^2 chẵn, kéo theo P chẵn.
Ta có điều phải chứng minh.
Bài toán 3 : Giả sử rằng trong một nhóm n người thỏa điều kiện cứ n-2 người bất kì thì có 3^k số cặp người quen nhau. Tìm n.
Lời giải :
Theo đề bài cứ một nhóm gồm n-2 người thì có 3^k số cặp quen nhau, mà trong n người, số nhóm n-2 người là C_{n}^{n-2}. Do đó số cặp quen nhau trong n người (tính cả các cặp trùng nhau trong các nhóm) là C_{n}^{n-2}.3^k.
Xét hai người A,B quen nhau. Trong n-2 người còn lại ta chọn ra n-4 người để tạo thành một nhóm n-2 người với A,B. Số cách chọn như vậy là C_{n-2}^{n-4}, tức là hai người quen nhau này có mặt trong C_{n-2}^{n-4} nhóm.
Như vậy số cặp người quen nhau trong n người là m=\dfrac{3^k.C_{n}^{n-2}}{C_{n-2}^{n-4}}
Ta có :
m=\dfrac{3^k.C_{n}^{n-2}}{C_{n-2}^{n-4}}\in \mathbb{Z}^{+}\Rightarrow \dfrac{3^k.\dfrac{n!}{2!(n-2)!}}{\dfrac{(n-2)!}{2!(n-4)!}}=\dfrac{3^k.n(n-1)}{(n-2)(n-3)} \in \mathbb{Z}^{+}
Xét n\in \left \{ 1,2,3,4 \right \} thì nhận n=4
Nếu n-3 chẵn, đặt n-3=2t,\;t\in \mathbb{N}^{*}
Ta được m=\dfrac{3^k.(2t+3)(2t+2)}{(2t+1).2t}=\dfrac{3^k(2t+3)(t+1)}{(2t+1).t}\in \mathbb{Z}^{+}
Dễ dàng thấy rằng gcd(2t+3,2t+1)=gcd(2t+1,t+1)=1 nên 2t+1\mid 3^k\Rightarrow 2t+1=3^s\;\;,(s<k,s\in \mathbb{N}^*)
Từ đó suy ra t=\dfrac{3^s-1}{2}. Lúc này :
m=\dfrac{3^k.(3^s+2).(\dfrac{3^s-1}{2}+1)}{3^s.\dfrac{3^s-1}{2}}=\dfrac{3^{k-s}.(3^s+2)(3^s+1)}{3^s-1}\in \mathbb{Z}^{+}
Rõ ràng gcd(3^{k-s},3^s-1)=gcd(3^s+2,3^s-1)=1 nên\dfrac{3^s+1}{3^s-1}\in \mathbb{Z}^{+} mà gcd(3^s-1,3^s+1)=2\Rightarrow 3^s-1=2\Rightarrow s=1\Rightarrow n=5
Nếu n-3 lẻ, đặt n-3=2t+1,\;\;\left ( t\in \mathbb{N}^{*} \right )
Ta được m=\dfrac{3^k(2t+4)(2t+3)}{(2t+2)(2t+1)}=\dfrac{3^k(t+2)(2t+3)}{(t+1)(2t+1)}\in \mathbb{Z}^+
Dễ dàng thấy rằng gcd(t+1,t+2)=gcd(t+1,2t+3)=1 nên phải có t+1\mid 3^k\Rightarrow t=3^s-1,\;\left ( s=k,s\in \mathbb{N}^{*} \right )
Lúc này :
m=\dfrac{3^k.(3^s+1)(2.3^s+1)}{3^s(2.3^s-1)}=\dfrac{3^{k-s}.(3^s+1)(2.3^s+1)}{2.3^s-1}\in \mathbb{Z}^{+}
Dễ thấy gcd(2.3^s-1,3^s+1)=gcd(2.3^s+1,2.3^s-1)=gcd(3^{k-1},2.3^s-1)=1 nên trường hợp này bị loại.
 Kết luận : \boxed{n\in \left \{ 4,5 \right \}}
Bài toán 4 : Trong một trường học có b thầy cô giáo và c học sinh thỏa điều kiện :
a) Mỗi thầy cô giáo dạy đúng k học sinh.
b) Với hai học sinh bất kì có đúng h thầy cô dạy chung. 
Chứng minh rằng 
\dfrac{b}{h}=\dfrac{c(c-1)}{k(k-1)}
Lời giải :
Gọi T_r là thầy dạy hai học sinh S_i,S_j. Ta đếm số bộ ba (T_r,S_i,S_j) bằng hai cách.
Số cách chọn T_r là b. Vì T_r dạy đúng k học sinh nên số cách chọn cặp học sinh S_i,S_j là C_{k}^{2}=k(k-1)
Do đó số cách chọn bộ ba (T_r,S_i,S_j) là bk(k-1)
Mặt khác vì S_i,S_j có đúng h thầy cô dạy chung nên T_r có h cách chọn. Mà số cặp (S_i,S_j) có thể chọn là C_{c}^{2}=c(c-1)
Do đó số cách chọn bộ ba (T_r,S_i,S_j) là hc(c-1)
Từ hai điều trên ta có :
\dfrac{b}{h}=\dfrac{c(c-1)}{k(k-1)}
Đây là điều phải chứng minh.
Bài toán 5 (Đề nghị Olympic 30-4 toán 10 năm 2011 THPT Chuyên Lê Hồng Phong TpHCM) Chứng minh rằng trong 17 số nguyên tùy ý ta luôn chọn được 9 số có tổng chia hết cho 9.
Lời giải :
Bổ đề : Trong 5 số nguyên tùy ý thì luôn tồn tại 3 số có tổng chia hết cho 3
Chứng minh bổ đề :
Nếu như trong 5 số đã cho có nhiều hơn 3 số có cùng số dư khi chia cho 3 thì hiển nhiên ta có điều phải chứng minh.
Nếu như trong 5 số đã cho có ít hơn 3 số có cùng số dư khi chia cho 3 thì sẽ tồn tại ba số chia 3 dư 0,1,2. Suy ra tổng của ba số này chia hết cho 3.
Bổ đề được chứng minh.
Trở lại bài toán :
- Chọn ra 5 số nguyên bất kì trong 17 số đã cho thì theo bổ đề luôn tồn tại 3 số có tổng chia hết cho 3. Gọi tổng đó là A_1=a_1+a_2+a_3
- Trong 14 số nguyên còn lại thì chọn ra 5 số, sẽ có 3 số có tổng chia hết cho 3. Gọi tổng đó là A_2=a_4+a_5+a_6
- Trong 11 số nguyên còn lại tiếp tục chọn ra 5 số thì sẽ có 3 số có tổng chia hết cho 3. Gọi tổng đó làA_3=a_7+a_8+a_9.
- Trong 8 số nguyên còn lại thì lại chọn ra 5 số, tồn tại 3 số trong chúng có tổng chia hết cho 3. Gọi tổng đó là A_4=a_{10}+a_{11}+a_{12}.
- Trong 5 số nguyên còn lại thì tồn tại 3 số có tổng chia hết cho 3. Gọi tổng đó là A_5=a_{13}+a_{14}+a_{15}
Do A_1,A_2,A_3,A_4,A_5 đều chia hết cho 3 nên A_{i}\equiv 0,3,6\;\;(mod\;9) với i=1,2,3,4,5
Nếu có nhiều hơn 3 số trong 5 số A_i có cùng số dư khi chia cho 9 thì hiển nhiên tổng ba số trong chúng chia hết cho 9. Gỉa sử 9\mid A_1+ A_2+ A_3\Rightarrow 9\mid (a_1+a_2+...+a_9).
Nếu có ít hơn 3 số trong 5 số A_i có cùng số dư khi chia cho 9 thì sẽ tồn tại 3 số khi chia cho 9 và dư 0,3,9. Khi đó tổng của ba số này sẽ chia hết cho 9. Gỉa sử 9\mid A_1+ A_2+ A_3\Rightarrow 9\mid (a_1+a_2+...+a_9).
Từ đây ta có điều phải chứng minh
.Bài toán 6 (Đề nghị Olympic 30-4 toán 10 năm 2003 THPT Hùng Vương, Gia Lai) : Cho 2003 số dươngx_1,x_2,...,x_{2003} thỏa mãn hệ :
\left\{\begin{matrix} x_1^2+x_2^2\leq x_2-x_1\\ x_2^2+x_3^2\leq x_3-x_2\\ ...\\ x_{2001}^2+x_{2002}^2\leq x_{2002}-x_{2001}\\ x_{2002}^2+x_{2003}^2\leq x_{2003}-x_{2002} \end{matrix}\right.
Chứng minh rằng trong 2003 số đã cho tồn tại hai số x,y sao cho : \left | x-y \right |<\dfrac{1}{2.10^{3}}
Lời giải :
Ta có 0<x_{1}^2+x_{2}^2\leq x_{2}-x_1\Rightarrow x_1<x_{2}
Hoàn toàn tương tự, từ đó ta có 0<x_1<x_2<....<x_{2003}
Mặt khác thì
x_{2002}^2+x_{2002}\leq x_{2003}-x_{2003}^2\Rightarrow x_{2003}^2<x_{2003}\Rightarrow x_{2003}<1
Như vậy ta có 0<x_1<x_2<....<x_{2003}<1.
Chia đoạn \left [ 0,1 \right ] thành 2002 đoạn con bằng nhau, độ dài của mỗi đoạn là \dfrac{1}{2002}.
Theo nguyên lí Dirichlet thì sẽ tồn tại hai số x,y thuộc cùng một đoạn.
Do đó \left | x-y \right |<\dfrac{1}{2002}<\dfrac{1}{2.10^3}
Bài toán 6: Cho 2001 số tùy ý. Chứng minh rằng ta có thể chọn được một hoặc một số số nào đó mà tổng của chúng chia hết cho 2001.
Lời giải :
Gỉa sử 2001 số đã cho là a_{1},a_2,...,a_{2001}.
Xét 2001 tổng sau :
S_1=a_1
S_2=a_1+a_2
S_3=a_1+a_2+a_3
S_{2001}=a_1+a_2+...+a_{2001}.
Nếu có ít nhất một trong các tổng trên chia hết cho 2001 thì hiển nhiên ta có điều phải chứng minh.
Gỉa sử không có tổng nào trong các tổng trên chia hết cho 2001, khi đó số dư trong phép chia mỗi tổng cho 2001 thuộc tập A=\left \{ 1,2,3,...,2000 \right \}.
Theo nguyên lí Dirichlet thì sẽ tồn tại hai tổng có cùng số dư r khi chia cho 2001 với r\in A.
Gỉa sử đó là hai tổng S_{m}=a_1+a_2+...+a_m và S_{n}=a_1+a_2+....a_n với m,n\in \left \{ 1,2,3,...,2001 \right \},m<n.
Khi đó thì 2001\mid S_{n}-S_{m}\Rightarrow 2001 \mid a_{m+1}+a_{m+2}+...a_{m+(n-m)}.
Tức là luôn chọn được các số thỏa yêu cầu đề bài (điều phải chứng minh)

No comments: