Translate

Saturday, June 7, 2014

Sự đồng qui và thẳng hàng

Bài toán 1 (Đề thi chính thức Olympic duyên hải Bắc bộ toán 10 năm 2012) 
Cho tam giác ABC. Bên ngoài tam giác ta dựng các hình vuông ABEF,BCMN,ACPQ. Gọi Glà trọng tâm tam giác và gọi A_1,B_1,C_1 lần lượt là giao điểm của GA với FQ, của GB với EN, của GC với MP. Vẽ các hình bình hành AGC_2F,BGA_2N,CGB_2P. Chứng minh rằng các đường thẳng qua A_2,B_2,C_2 tương ứng vuông góc với B_1C_1,C_1A_1,A_1B_1 đồng quy.
Lời giải :
untitled
Gọi I là trung điểm của BC
Ta có
\overrightarrow{AG}.\overrightarrow{B_2C_2}=\dfrac{2}{3}\overrightarrow{AI}.\left ( \overrightarrow{GC_2}-\overrightarrow{GB_2} \right )=\dfrac{1}{3}\left ( \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC} \right )\left ( \overrightarrow{AF}-\overrightarrow{AQ} \right )=\dfrac{1}{3}(\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AF}-\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{AQ})+\dfrac{1}{3}\left ( \overrightarrow{AC}.\overrightarrow{AF}-\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AQ} \right )=\dfrac{1}{3}\left ( AC.AF.cos\widehat{FAC}-AB.AQ.cos\widehat{QAB} \right )=\dfrac{1}{3}\left ( AC.AB.cos\left ( \dfrac{\pi }{2}+\widehat{BAC} \right )-AB.AC.cos\left ( \dfrac{\pi }{2} +\widehat{BAC}\right ) \right )=0
Như vậy ta có AG\perp B_2C_2 hay A_1G\perp B_2C_2
Hoàn toàn tương tự, ta được B_1G\perp C_2A_2,C_1G\perp A_2B_2
Xét tam giác A_2B_2C_2 có các đường thẳng A_1G,B_1G,C_1G đồng quy tại G và tương ứng vuông góc với các cạnh
Từ đó áp dụng định lí Carnot ta có :
\left ( A_1C_2^2-A_1B_2^2 \right )+\left ( C_1B_2^2-C_1A_2^2 \right )+\left ( B_1A_2^2-B_1C_2^2 \right )=0\Leftrightarrow \left ( C_2A_1^2-C_2B_1^2 \right )+\left ( A_2B_1^2-A_2C_1^2 \right )+\left ( B_2C_1^2-B_2A_1^2 \right )=0
Từ đó theo định lí Carnot cho tam giác A_1B_1C_1 ta có các đường thẳng qua A_2,B_2,C_2 tương ứng vuông góc với B_1C_1,C_1A_1,A_1B_1 đồng quy.
Bài toán 2 : Cho tam giác ABC và một điểm M nằm trong tam giác. Các tia AM,BM,CM lần lượt cắt các cạnh của tam giác ABC tại các điểm A_1,B_1,C_1. Gọi A_2,B_2,C_2 lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng B_1C_1 và BCC_1A_1 và CAA_1B_1 và AB
a) Chứng minh rằng các trung điểm A_3,B_3,C_3 lần lượt của AA_2,BB_2,CC_2 cùng nằm trên một đường thẳng.
b) Gọi A',B',C' lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng Ceva AA_1,BB_1,CC_1. Chứng minh hệ thức \overline{B_3C'}.\overline{C_3A'}.\overline{A_3B'}=\overline{C_3B'}.\overline{A_3C'}.\overline{B_3A'}
Lời giải :
untitled
a) Xét hai tam giác ABC và A_1B_1C_1 với \left \{ A_2 \right \}=B_1C_1\cap BC,\left \{ B_2 \right \}=C_1A_1\cap CA,\left \{ C_2 \right \}=A_1B_1\cap AB
Mặt khác lại có AA_1,BB_1,CC_1 đồng quy nên theo định lí Desargues ta có A_2,B_2,C_2 thẳng hàng.
Từ đó theo định lí Gauss cho tứ giác A_2BAB_2 với \left \{ C \right \}=A_2B\cap B_2A,\left \{ C_2 \right \}=A_2B_2\cap AB ta có trung điểm của các đoạn thẳng AA_2,BB_2,CC_2 thẳng hàng.
Tức là A_3,B_3,C_3 thẳng hàng.
b) Theo định lí Gauss ta có các bộ điểm sau thẳng hàng (B_3,A',C'),(C_3,B',A'),(A_3,B',C')
Từ đó áp dụng định lí Menelaus cho tam giác A'B'C' với đường thẳng A_3B_3C_3 ta có :
\dfrac{\overline{B_3A'}}{\overline{B_3C'}}.\dfrac{\overline{A_3C'}}{\overline{A_3B'}}.\dfrac{\overline{C_3B'}}{\overline{C_3A'}}=1
Từ đó suy ra \overline{B_3C'}.\overline{C_3A'}.\overline{A_3B'}=\overline{C_3B'}.\overline{A_3C'}.\overline{B_3A'}
 Bài toán 3 : Cho ngũ giác AXYZB nội tiếp đường tròn. Gọi P,Q,R,S lần lượt là hình chiếu của điểm Y lên các đường thẳng AX,AZ,BX,BZ. Chứng minh rằng các đường thẳng PR,SQ,ABđồng quy.
Lời giải :
untitledjjjj
Gọi H là hình chiếu của Y trên AB.
Xét tam giác AXB  có điểm Y thuộc (AXB) với các hình chiếu P,R,H lần lượt lên AX,XB,BA. Theo định lí Simson ta có P,R,H thẳng hàng. Tương tự S,Q,H thẳng hàng.
Vậy : Các đường thẳng PR,SQ,AB đồng quy.
Bài toán 4 : Cho bốn điểm A,B,C,D theo thứ tự đó nằm trên một đường thẳng. Gọi E,F là các giao điểm của hai đường tròn : đường tròn (O_1) đường kính AC và đường tròn (O_2) đường kính BD. LấyP là một điểm thuộc đường thẳng EFCP cắt (O_1) tại M và BP cắt (O_2) tại N. Chứng minh rằng AM,DN,EF đồng quy.
Lời giải :
dd
Gọi L là giao điểm của AM và DN.
Dễ thấy \widehat{LMB}=\widehat{LNP}=90^{0} (\widehat{LMB} là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
\widehat{LNM}+\widehat{MNP}=\widehat{LNP}=90^{0}\qquad(1)
Mặt khác P thuộc EF là trục đẳng phương của hai đường tròn nên :
P_{P/(O_1)}=P_{P/(O_2)}\Rightarrow \overline{PN}.\overline{PB}=\overline{PM}.\overline{PC}
Do đó tứ giác MNBC nội tiếp, suy ra \widehat{MNP}=\widehat{BCM}
Nhưng \widehat{BCM}+\widehat{DAM}=180^{0}-\widehat{AMC}=90^{0}\Rightarrow \widehat{MNP}+\widehat{DAM}=180^{0}\qquad(2)
Từ (1)(2) ta suy ra \widehat{LNM}=\widehat{DAM}. Do đó tứ giác MNAC nội tiếp.
Suy ra : \overline{LM}.\overline{LA}=\overline{LN}.\overline{LC}\Rightarrow P_{L/(O_1)}=P_{L/(O_2)}\Rightarrow L thuộc trục đẳng phương EF của hai đường tròn.
Vậy : Các đường thẳng EF,AM,BN đồng quy
Bài toán 5 : Cho tam giác ABCI là tâm đường tròn nội tiếp. Các đường tròn bàng tiếp góc A,B,Ctheo thứ tự tiếp xúc với BC,CA,AB tại M,N,P. Các đường thẳng d_a,d_b,d_c lần lượt qua M,N,Pvà lần lượt song song với IA,IB,IC. Chứng minh rằng d_a,d_b,d_c đồng quy.
Lời giải :
dadadasdasdasdasdasdas
Gọi I_A,I_B,I_C lần lượt là tâm đường tròn bàng tiếp góc A,B,C của tam giác ABC. Gọi tiếp điểm của (I_C),(I_B) lần lượt trên BC là L,J.
Dễ dàng thấy rằng tam giác I_AI_BI_C có các điểm A,B,C lần lượt thuộc I_BI_C,I_CI_A,I_AI_B và IA\perp I_BI_C,IB\perp I_AI_C,IC\perp I_AI_B.
Dễ dàng tính được ML=BM+BL=p-c+p-a=b và MJ = MC + CJ = p-b+p-a=c.
Do đó theo định lí Pythagoras :
MI_C^2-MI_B^2=\left ( LI_C^2+ML^2 \right )-\left ( MI_B^2+MJ^2 \right )=r_c^2+b^2-r_b^2-c^2
Hoàn toàn tương tự, ta được
PI_B^2-PI_A^2=r_b^2+a^2-r_a^2-b^2,\;\;NI_A^2-NI_c^2=r_a^2+c^2-r_c^2-a^2
Từ đó suy ra :
(MI_C^2-MI_B^2)+(PI_B^2-PI_A^2)+(NI_A^2-NI_C^2)=0
Theo định lí Carnot ta có d_a,d_b,d_c đồng quy.

* Ta có bài toán tương đương sau :Cho tam giác ABC có ba đường cao AD,BE,CF đồng quy tại H. Gọi A',B',C' lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ A,B,C xuống các cạnh EF,FD,DE. Gọi d_a,d_b,d_c lần lượt là đường thẳng đi qua A',B',C' và song song với HA,HB,HC. Chứng minh rằng d_a,d_b,d_c đồng quy
Bài toán 6 (CĐT VMO Thái Bình 2013-2014) : Cho tam giác ABC có I là tâm đường tròn nội tiếp. Các tiếp điểm của (I) trên BC,CA,AB lần lượt là A',B',C'. Gọi D,E,F lần lượt là các điểm đối xứng với A',B',C' qua I. Chứng minh AD,BE,CF đồng quy.
Lời giải :
untitled
Theo định lí hàm sin trong tam giác BC'E,BEA' :
\dfrac{C'E}{sin\widehat{C'BE}}=\dfrac{BE}{sin\widehat{BC'E}},\dfrac{A'E}{sin\widehat{A'BE}}=\dfrac{BE}{sin\widehat{BA'E}}\Rightarrow \dfrac{sin\widehat{C'BE}}{sin\widehat{A'BE}}=\dfrac{C'E}{A'E}.\dfrac{sin\widehat{BC'E}}{sin\widehat{BA'E}}
Hoàn toàn tương tự thì :
\dfrac{sin\widehat{A'CF}}{sin\widehat{B'CF}}=\dfrac{A'F}{B'F}.\dfrac{sin\widehat{A'DF}}{sin\widehat{B'EF}},\;\;\dfrac{sin\widehat{B'AD}}{sin{C'AD}}=\dfrac{B'D}{C'D}.\dfrac{sin\widehat{B'ED}}{sin\widehat{C'FD}}
Do đó :
\dfrac{sin\widehat{A'CF}}{sin\widehat{B'CF}}.\dfrac{sin\widehat{B'AD}}{sin{C'AD}}.\dfrac{sin\widehat{C'BE}}{sin\widehat{A'BE}}=\dfrac{A'F}{B'F}.\dfrac{B'D}{C'D}.\dfrac{C'E}{A'E}.\dfrac{sin\widehat{A'DF}}{sin\widehat{B'EF}}.\dfrac{sin\widehat{B'ED}}{sin\widehat{C'FD}}.\dfrac{sin\widehat{BC'E}}{sin\widehat{BA'E}}
Dễ thấy C'E=B'F,C'D=A'F,B'D=A'E và theo định lí Ceva-sin trong tam giác DEFvới DA',EB',FC' đồng quy tại I :
\dfrac{sin\widehat{A'DF}}{sin\widehat{B'EF}}.\dfrac{sin\widehat{B'ED}}{sin\widehat{C'FD}}.\dfrac{sin\widehat{BC'E}}{sin\widehat{BA'E}}=1
Suy ra \dfrac{sin\widehat{A'CF}}{sin\widehat{B'CF}}.\dfrac{sin\widehat{B'AD}}{sin{C'AD}}.\dfrac{sin\widehat{C'BE}}{sin\widehat{A'BE}}=1
Theo định lí Ceva-sin ta có AD,BE,CF đồng quy.
Bài toán 7 : Cho tam giác ABC, dựng ra phía ngoài tam giác đó ba tam giác cân AC_1B,BA_1C,CB_1A có các đáy AB,BC,CA và góc ở đáy \alpha. Chứng minh rằng ba đường thẳng AA_1,BB_1,CC_1 đồng quy.
Lời giải :
ceva-sin
Theo định lí hàm sin trong tam giác ABA_1 và ACA_1 :
\dfrac{A_1B}{sin\widehat{BAA_1}}=\dfrac{AA_1}{sin\widehat{ABA_1}},\dfrac{A_1C}{sin\widehat{CAA_1}}=\dfrac{AA_1}{sin\widehat{ACA_1}}, chú ý rằng ta có A_1B=A_1C nên :
\dfrac{sin\widehat{BAA_1}}{sin\widehat{CAA_1}}=\dfrac{sin\widehat{ABA_1}}{sin\widehat{ACA_1}}=\dfrac{sin(B+\alpha )}{sin(C+\alpha )}
Hoàn toàn tương tự, ta được : \dfrac{sin\widehat{CBB_1}}{sin\widehat{ABB_1}}=\dfrac{sin(C+\alpha )}{sin(A+\alpha )} và \dfrac{sin\widehat{ACC_1}}{sin\widehat{BCC_1}}=\dfrac{sin(A+\alpha )}{sin(B+\alpha )}
Do đó : \dfrac{sin\widehat{BAA_1}}{sin\widehat{CAA_1}}.\dfrac{sin\widehat{ACC_1}}{sin\widehat{BCC_1}}.\dfrac{sin\widehat{CBB_1}}{sin\widehat{ABB_1}}=1
Theo định lí Ceva-sin ta có AA_1,BB_1,CC_1 đồng quy.
 Bài toán 8 (China 2005) : Cho tam giác ABC, một đường tròn cắt các cạnh của tam giác lần lượt tại D_1,D_2,E_1,E_2,F_1,F_2.Gọi A'',B'',C'' lần lượt là các giao điểm của E_1F_2 với E_2D_2, E_2F_2 với D_1F_1, E_1D_1 với D_2F_2. Chứng minh rằng AA'',BB'',CC'' đồng quy.
Lời giải :
china2005
Gọi \left \{ A' \right \}=E_1D_1\cap E_2F_2,\;\;\left \{ B' \right \}=D_2F_2\cap E_1F_1,\;\;\left \{ C' \right \}=D_1F_1\cap D_2E_2
Xét lục giác nội tiếp E_1D_1D_2E_2F_2F_1 có \left \{ A \right \}=D_1D_2\cap F_1F_2,\;\;\left \{ A' \right \}=E_1D_1\cap E_2F_2,\;\;\left \{ A'' \right \}=E_2D_2\cap E_1F_1.
Theo định lí Pascal thì A,A',A'' thẳng hàng. Tương tự thì (B,B',B''),(C,C',C'') là các bộ điểm thẳng hàng.
Do đó ta đi chứng minh AA',BB',CC' đồng quy.
Gọi \left \{ X \right \}=D_1F_2\cap BC,\;\left \{ Y \right \}=E_1D_2\cap CA,\;\;\left \{ Z \right \}=F_1E_2\cap AB
Xét lục giác nội tiếp F_2D_1F_1E_1E_2D_2  có \left \{ X \right \}=D_1F_2\cap E_1E_2,\;\left \{ B' \right \}=D_2F_2\cap E_1F_1,\;\;\left \{ C' \right \}=D_1F_1\cap D_2E_2
Theo định lí Pascal ta có X,B',C' thẳng hàng hay D_1F_2,BC,B'C' đồng quy tại X.
Tương tự thì E_1D_2,CA,C'A' đồng quy tại Y và F_1E_2,AB,A'B' đồng quy tại Z.
Lại áp dụng định lí Pascal cho lục giác F_1E_2E_1D_2D_1F_2 có \left \{ X \right \}=D_1F_2\cap E_1E_2,\left \{ Y \right \}=E_1D_2\cap F_2F_1,\left \{ Z \right \}=F_1E_2\cap D_1D_2 thì X,Y,Z thẳng hàng.
Xét hai tam giác ABC và A'B'C' có :
\left \{ X \right \}=BC\cap B'C',\left \{ Y \right \}=CA\cap C'A',\left \{ Z \right \}=AB\cap A'B'
Theo định lí Dersargues ta có AA',BB',CC' đồng quy.
Bài toán 9 : Cho tứ giác ABCD nội tiếp được đường tròn. Gọi E,F lần lượt là các giao điểm của ADvà BCAB và CD. Gọi I là giao điểm của phân giác hai góc BFC,DECG,H lần lượt là trung điểm của BD,AC. Chứng minh rằng G,H,I thẳng hàng.
Lời giải :
ERIQproblem
Gọi M,N lần lượt là giao điểm của EI với AB,CD.
Ta sẽ chứng minh MI=IN.
Thật vậy, ta có
\widehat{FMI}+\widehat{MFI}=\widehat{EMB}+\dfrac{1}{2}\widehat{BFC}+=180^{0}-\dfrac{1}{2}\widehat{MEB}-\widehat{EBA}+\dfrac{1}{2}(180^{0}-\widehat{B}-\widehat{C})=180^{0}-\dfrac{1}{2}(180^{0}-\widehat{D}-\widehat{C})-\widehat{D}+\dfrac{1}{2}\left ( 180^{0}-\widehat{B}-\widehat{C} \right )=180^0-\dfrac{1}{2}(\widehat{B}+\widehat{D})=90^0\Rightarrow FI\perp MN
Mà trong tam giác FMN thì FI cũng là phân giác, do đó nó cũng là trung tuyến, hay MI=IN.
Theo tính chất phân giác :
\dfrac{AM}{MB}=\dfrac{EA}{EB},\;\dfrac{DN}{NC}=\dfrac{ED}{EC}
Mà theo hệ thức lượng trong đường tròn thì EA.ED=EB.EC\Rightarrow \dfrac{EA}{EB}=\dfrac{ED}{ED}
Suy ra \dfrac{AM}{MB}=\dfrac{DN}{NC}
Xét hai bộ ba điểm thẳng hàng (A,M,B),(D,N,C) các điểm M,N lần lượt thuộc AB,CD và thỏa mãn \dfrac{AM}{MB}=\dfrac{DN}{NC} (chứng minh trên)
Các điểm G,H,I lần lượt thuộc AC,BD,MN và thỏa \dfrac{GC}{GA}=\dfrac{IN}{IM}=\dfrac{HD}{HB}=1
Như vậy theo bổ đề ERIQ ta có G,H,I thẳng hàng. Đây là điều phải chứng minh.
Từ đó có điều phải chứng minh.
Bài toán 10 : Cho tam giác ABC có I là đường tròn nội tiếp, lần lượt tiếp xúc với các cạnh BC,CA,AB tại A_1,B_1,C_1. Gọi X là một điểm trong tam giác ABC. Các tia A_1X,B_1X,C_1X lần lượt cắt B_1C_1,C_1A_1,A_1B_1 tại A_2,B_2,C_2. Các tia A_1X,B_1X,C_1X lần lượt cắt (O) tại A_3,B_3,C_3
a) Chứng minh rằng AA_2,BB_2,CC_2 đồng quy tại P
b) Chứng minh rằng AA_3,BB_3,CC_3 đồng quy tại Q
c) Chứng minh rằng P,X,Q thẳng hàng.
Lời giải :
untitled
a) Bằng định lí Ceva ta dễ dàng chứng minh được AA_1,BB_1,CC_1 đồng quy, do đó theo bài toán này, ta có ngay AA_2,BB_2,CC_2 đồng quy.
b) Dễ thấy rằng \widehat{AB_1A_3}=\widehat{B_1A_1A_3} (cùng chắn cung nhỏ A_3B_1)
Theo định lí hàm sin trong tam giác AB_1A_3 :
\dfrac{AA_3}{sin\widehat{B_1A_1A_3}}=\dfrac{AA_3}{sin\widehat{AB_1A_3}}=\dfrac{A_3B_1}{sin\widehat{B_1AA_3}}\Rightarrow \dfrac{sin\widehat{B_1AA_3}}{sin\widehat{B_1A_1A_3}}=\dfrac{A_3B_1}{AA_3}
Tương tự, ta được \dfrac{sin\widehat{C_1AA_3}}{sin\widehat{C_1A_1A_3}}=\dfrac{A_3C_1}{AA_3}
Từ đó suy ra :
\dfrac{sin\widehat{B_1AA_3}}{sin\widehat{C_1AA_3}}=\dfrac{sin\widehat{B_1A_1A_3}}{sin\widehat{C_1A_1A_3}}.\dfrac{A_3B_1}{A_3C_1}\qquad(*)
Hoàn toàn tương tự, ta thiết lập được các tỉ số :
\dfrac{sin\widehat{C_1BB_3}}{sin\widehat{A_1BB_3}}=\dfrac{sin\widehat{C_1B_1B_3}}{sin\widehat{A_1B_1B_3}}.\dfrac{B_3C_1}{B_3A_1},\qquad(**)\;\;\;\;\; \dfrac{sin\widehat{A_1CC_3}}{sin\widehat{B_1CC_3}}=\dfrac{sin\widehat{A_1C_1C_3}}{sin\widehat{B_1C_1C_3}}.\dfrac{C_3A_1}{C_3B_1}\qquad(***)
Theo định lí Ceva-sin trong tam giác A_1B_1C_1 với A_1A_2,B_1B_2,C_1C_2 đồng quy tại X :
\dfrac{sin\widehat{B_1A_1A_3}}{sin\widehat{C_1A_1A_3}}.\dfrac{sin\widehat{C_1B_1B_3}}{sin\widehat{A_1B_1B_3}}.\dfrac{sin\widehat{A_1C_1C_3}}{sin\widehat{B_1C_1C_3}}=1\qquad(2)
Dễ thấy rằng
\dfrac{A_2C_1}{A_2B_1}=\dfrac{S_{A_3A_2C_1}}{S_{A_3A_2B_1}}=\dfrac{A_3A_2.A_3C_1.sin\widehat{B_1A_3A_2}}{A_3A_2.A_3B_1.sin\widehat{C_1A_1A_2}}=\dfrac{A_3C_1.sin\widehat{C_1A_3A_1}}{A_3B_1.sin\widehat{B_1C_1A_3}}
Tương tự thì
\dfrac{B_2C_1}{B_2A_1}=\dfrac{B_3C_1.sin\widehat{C_1B_3B_2}}{B_3A_1.sin\widehat{A_1B_3B_2}},\;\;\dfrac{C_2A_1}{C_2B_1}=\dfrac{C_3A_1.sin\widehat{A_1B_3B_2}}{C_3B_1.sin\widehat{B_1}C_3C_2}
Nhân vế các đẳng thức trên với chú ý rằng
\dfrac{A_2B_1}{A_2C_1}.\dfrac{B_2C_1}{B_2A_1}.\dfrac{C_2A_1}{C_2B_1}=1 (định lí Ceva trong tam giác A_1B_1C_1)
và \widehat{B_1A_3A_2}=\widehat{A_1B_3B_2},\widehat{C_1A_3A_2}=\widehat{A_1C_3C_2},\widehat{B_1C_3C_2}=\widehat{A_1B_3B_2}
Ta thu được : \dfrac{A_3B_1}{A_3C_1}.\dfrac{B_3C_1}{B_3A_1}.\dfrac{C_3A_1}{C_3B_1}=1\qquad(3)
Nhân các đẳng thức ở (*)(**)(***) vế theo vế và áp dụng (1),(2) thì ta được :
\dfrac{sin\widehat{B_1AA_3}}{sin\widehat{C_1AA_3}}.\dfrac{sin\widehat{C_1BB_3}}{sin\widehat{A_1BB_3}}.\dfrac{sin\widehat{A_1CC_3}}{sin\widehat{B_1CC_3}}=1
Từ đó theo định lí Ceva-sin trong tam giác ABC ta có AA_2,BB_2,CC_2 đồng quy.
c)  Trước hết ta chứng minh AB,A_2B_2,A_3B_3 đồng quy. Gọi R là giao điểm của AB và A_3B_3.
Xét lục giác nội tiếp A_3A_1C_1C_1B_1B_3 với \left \{ R \right \}=C_1C_1\cap A_3B_3,\;\;\left \{ B_2 \right \}=A_1C_1\cap B_1B_3,\;\;\left \{ A_2 \right \}=A_1A_3\cap B_1C_1. Theo định lí Pascal ta có A_2,B_2,R thẳng hàng hay A_2B_2,A_3B_3,AB đồng quy.
Xét hai tam giác AA_2A_3 và BB_2B_3 có :
\left \{ X \right \}=A_2A_3\cap B_2B_3,\;\left \{ P \right \}=AA_2\cap BB_2,\;\;\left \{ Q \right \}=AA_3\cap BB_3
Mà A_2B_2,A_3B_3,AB đồng quy
Do đó theo định lí Desargues ta có P,Q,X thẳng hàng (điều phải chứng minh)

No comments: