Translate

Friday, June 6, 2014

Phương tích - trục đẳng phương

Bài toán 1 (IMO Shortlist 2008)
Cho tam giác ABC nhọn trực tâm HA_0,B_0,C_0 là trung điểm của các cạnh BC,CA,AB. Đường tròn (A_0,A_0H) cắt BC tại A_1,A_2. Tương tự ta xác định các điểm B_1,B_2,C_1,C_2. Chứng minh rằng sáu điểm A_1,A_2,B_1,B_2,C_1,C_2 cùng thuộc một đường tròn.
Lời giải :
ddddda
Ta có HC vuông góc A_0B_0 do HC\perp AB,A_0B_0\parallel AB. Mà HC đi qua H nên HC là trục đẳng phương của (A_0),(B_0).
Từ đó mà :
CB_2.CB_1=CA_1.CA_2
Ta được tứ giác A_1A_2B_1B_2 nội tiếp. Tương tự ta được các tứ giác nội tiếp B_1B_2C_1C_2,C_1C_2A_1A_2.
Ba đường tròn (A_1A_2B_1B_2),(B_1B_2C_1C_2),(C_1C_2A_1A_2) đôi một có các trục đẳng phương là B_1B_2,C_1C_2,A_1A_2. Nếu sáu điểm nói trên không cùng thuộc một đường tròn thì A_1A_2,B_1B_2,C_1C_2sẽ đồng quy mà điều này thì vô lí. Do đó ta được điều phải chứng minh.
Bài toán 2 : Cho tam giác ABC nhọn với các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M, N lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng DE, CF và DF, BE ; O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BHC. Chứng minh rằng hai đường thẳng OA và MN vuông góc với nhau.
Lời giải :
Bổ đề : Cho tam giác ABC có E là tâm đường tròn Euler, H là trực tâm. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BHC. Khi đó ta có A,H,O thẳng hàng.
Chứng minh bổ đề :
untitled
Gọi (I) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Gọi K là giao điểm của tia AH với (I). Dễ dàng chứng minh được hai tam giác BHC,BKC đối xứng nhau qua đường thẳng BC. Do vậy đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác BHC đối xứng với đường tròn (I) ngoại tiếp tam gia ABC qua BC
Suy ra OI\perp BC\Rightarrow OI\parallel AH\;\;\left ( AH\perp BC \right )\;\;\;\;\;\;(1)
Gọi M là trung điểm của BC. Kẻ đường kính BIJ của (I). Dễ thấy AHCJ là hình bình hành nên AH=CJ. Mà M là trung điểm của BC và O,I đối xứng nhau qua BC nên OI=2IM=CJ (IM là đường trung bình của tam giác BJC)
Dẫn đến OI=AH\;\;\:\;\;(2)
Từ (1)(2) suy ra AHOI là hình bình hành. Vì E là tâm đường tròn Euler của tam giác ABC nên Elà trung điểm của IH, suy ra E là trung điểm của AO. Điều này chứng tỏ A,H,O thẳng hàng.
Bổ đề được chứng minh
Quay trở lại bài toán :
ddddddddddddd
Gọi G là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF tức G là tâm đường tròn Euler của tam giác ABC.
Dễ thấy tứ giác BHFD nội tiếp nên P_{N/(BFHD)}=\overline{NF}.\overline{ND}=\overline{NB}.\overline{NH}
Mà \overline{NF}.\overline{ND}=P_{N/(G)},\overline{NB}.\overline{NH}=P_{N/(O)}
Suy ra P_{N/(O)}=P_{N/(G)}, tương tự P_{M/(O)}=P_{M/(G)}
Dẫn đến MN là trục đẳng phương của (O) và G. Suy ra MN\perp OG
Mà O,G,A thẳng hàng (theo bổ đề) nên MN\perp OA. Điều phải chứng minh
Bài toán 3 : Cho tam giác ABC với D,E lần lượt là hai điểm tùy ý trên các cạnh AB,AC. Chứng minh rằng khi D,E di động thì dây chung của hai đường tròn đường kính CD,BE luôn đi qua một điểm cố định.
f
Lời giải :
Gọi \left \{ X,Y \right \}=\left ( CD \right )\cap \left ( BE \right ).
Gọi \left \{ I \right \}=\left ( BE \right )\cap AC,\;\left \{ K \right \}=\left ( CD \right )\cap AB. Gọi \left \{ H \right \}=CK\cap BI.
Dễ thấy rằng BI,CK là hai đường cao của tam giác ABC và H là trực tâm tam giác ABC.
Do tứ giác IKBC nội tiếp nên \overline{HK}.\overline{HC}=\overline{HI}.\overline{HB}\Rightarrow P_{H/(CD)}=P_{H/(BE)}.
Suy ra H thuộc trục đẳng phương của hai đường tròn (BE),(CE), tức là H\in XY.
Kết luận : Dây chung XY của hai đường tròn đường kính BECD luôn đi qua điểm H cố định, là trực tâm tam giác ABC.
Bài toán 4 : Cho bốn điểm A,B,C,D theo thứ tự đó nằm trên một đường thẳng. Gọi E,F là các giao điểm của hai đường tròn : đường tròn (O_1) đường kính AC và đường tròn (O_2) đường kính BD. LấyP là một điểm thuộc đường thẳng EFCP cắt (O_1) tại M và BP cắt (O_2) tại N. Chứng minh rằng AM,DN,EF đồng quy.
Lời giải :
dd
Gọi L là giao điểm của AM và DN.
Dễ thấy \widehat{LMB}=\widehat{LNP}=90^{0} (\widehat{LMB} là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
\widehat{LNM}+\widehat{MNP}=\widehat{LNP}=90^{0}\qquad(1)
Mặt khác P thuộc EF là trục đẳng phương của hai đường tròn nên :
P_{P/(O_1)}=P_{P/(O_2)}\Rightarrow \overline{PN}.\overline{PB}=\overline{PM}.\overline{PC}
Do đó tứ giác MNBC nội tiếp, suy ra \widehat{MNP}=\widehat{BCM}
Nhưng \widehat{BCM}+\widehat{DAM}=180^{0}-\widehat{AMC}=90^{0}\Rightarrow \widehat{MNP}+\widehat{DAM}=180^{0}\qquad(2)
Từ (1)(2) ta suy ra \widehat{LNM}=\widehat{DAM}. Do đó tứ giác MNAC nội tiếp.
Suy ra : \overline{LM}.\overline{LA}=\overline{LN}.\overline{LC}\Rightarrow P_{L/(O_1)}=P_{L/(O_2)}\Rightarrow L thuộc trục đẳng phương EF của hai đường tròn.
Vậy : Các đường thẳng EF,AM,BN đồng quy
Bài toán 5 : Cho bốn điểm A,B,C,D theo thứ tự đó nằm trên một đường thẳng. Hai đường tròn có tâm O_1,O_2 lần lượt thay đổi qua A,C và B,D giao nhau tại M,N. Các tiếp tuyến chung của (O_1),(O_2) tiếp xúc với (O_1) tại P_1,Q_1, tiếp xúc với (O_2) tại P_2,Q_2. Gọi I,J,X,Y lần lượt là trung điểm của các đoạn P_1P_2,Q_1Q_2,P2Q_1,P_1Q_2
a) Chứng minh rằng các điểm M,N,X,Y,I,J cùng thuộc một đường thẳng d.
b) Chứng minh rằng đường thẳng d luôn đi qua một điểm cố định.
Lời giải :
untitled
Ta có MN là trục đẳng phương của (O_1) và (O_2).
Mà P_{I/(O_1)}=IP_1^2=IP_2^2=P_{I/(O_2)}, tương tự P_{J/(O_1)}=P_{J/(O_2)}
Do đó I,J thuộc trục đẳng phương của (O_1),(O_2), tức I,J thuộc đường thẳng MN.
Dễ dàng thấy P_1Q_1\parallel P_2Q_2, do đó \overrightarrow{P_1Q_1}=k\overrightarrow{P_2Q_2}\;\;\left ( k\neq 0 \right )
Mặt khác thì 2\overrightarrow{XY}=\left ( \overrightarrow{XP_2}+\overrightarrow{P_2Q_2}+\overrightarrow{Q_2Y}\right )+\left ( \overrightarrow{XQ_1}+\overrightarrow{Q_1P_1}+\overrightarrow{P_1Y} \right )=\overrightarrow{P_2Q_2}-\overrightarrow{P_1Q_1}=\left ( 1-k \right )\overrightarrow{P_2Q_2}\Rightarrow \overrightarrow{XY}\parallel \overrightarrow{P_2Q_2}
Nhưng JY chính là đường trung bình của tam giác Q_1Q_2P_2 : \overrightarrow{JY}\parallel \overrightarrow{P_2Q_2}
Nên \overrightarrow{JY}\parallel \overrightarrow{XY}\Rightarrow X,Y,J thẳng hàng, tương tự X,Y,I thẳng hàng.
Suy ra X,Y,I,J cùng thuộc trục đẳng phương là đường thẳng MN của (O_1),(O_2).
b) Gọi \left \{ W \right \}=d\cap AD. Ta chứng minh W cố định.
Vì W thuộc d là trục đẳng phương của (O_1),(O_2) nên P_{W/(O_1)}=P_{W/(O_2)}\Rightarrow \overrightarrow{WA}.\overrightarrow{WC}=\overrightarrow{WB}.\overrightarrow{WD}\Leftrightarrow \overrightarrow{WA}\left ( \overrightarrow{WA}+\overrightarrow{AC} \right )=\left ( \overrightarrow{WA}+\overrightarrow{AB} \right )\left ( \overrightarrow{WA}+\overrightarrow{AD} \right )\Leftrightarrow \overrightarrow{WA}.\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{WA}\left ( \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD} \right )+\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AD}\Leftrightarrow \overrightarrow{WA}\left ( \overrightarrow{AD}+\overrightarrow{BC} \right )=\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AD}
Đẳng thức này chứng tỏ điểm W cố định, vậy đường thẳng d luôn đi qua một điểm cố định.

No comments: