Translate

Friday, June 6, 2014

Tỉ số kép và hàng điểm

Bài toán 1 (Đề thi Olympic Duyên Hải Bắc Bộ 2012-2013 môn toán lớp 11)
Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I) và nội tiếp (O). Tiếp điểm với (I) trên BC,CA,AB theo thứ tự là D,E,FH là chân vuông góc hạ từ D xuống EFAH cắt (O) tại G. Tiếp tuyến tại G của (O) cắt BC tại T. Chứng minh tam giác TDG cân.
Lời giải :
OLPDHB2B
Theo định lí sin trong tam giác BGC :
\dfrac{BG}{GC}=\dfrac{sin\angle GBC}{sin\angle GCB}=\dfrac{sin\angle HAE}{sin\angle HAF}
Lại theo định lí sin trong các tam giác AFH,AEH :
\dfrac{HF}{sin\angle HAF}=\dfrac{HA}{sin\angle AFH}=\dfrac{HA}{sin\angle AEH}=\dfrac{HE}{sin\angle HAE}\Rightarrow \dfrac{sin\angle HAF}{sin\angle HAE}=\dfrac{HF}{HE}
Lại có :
\dfrac{HF}{HE}=\dfrac{FD.cos\angle EFD}{DE.cos\angle FED}=\dfrac{\dfrac{BD.sin\angle B}{sin\angle BDF}.cos\left ( \pi -\angle AFE-\angle BFD \right )}{\dfrac{DC.sin\angle C}{sin\angle EDC}.cos\left ( \pi -\angle DEC-\angle FEA \right )}=\dfrac{BD}{DC}
Từ đó ta có :
\dfrac{BG}{GC}=\dfrac{BD}{DC}
Suy ra GD là phân giác trong tam giác BGC.
Kẻ phân giác ngoài GS ta có hàng điều hòa phân giác :
(SDBC)=-1
Do đó nếu ta gọi trung điểm của SD là T' thì theo hệ thức Maclaurin :
\overline{BT'}.\overline{BD}=\overline{BC}.\overline{BS}
\overline{CT'}.\overline{CD}=\overline{CB}.\overline{CS}
Lần lượt chia hai đẳng thức trên theo vế :
\dfrac{\overline{BT'}}{\overline{CT'}}=-\dfrac{\overline{BS}}{\overline{CS}}.\dfrac{\overline{BD}}{\overline{CD}}
Chú ý theo tính chất phân giác trong và phân giác ngoài ta có :
\dfrac{BS}{CS}=\dfrac{BG}{GC}=\dfrac{BD}{DC}
Do đó mà \dfrac{\overline{BT'}}{\overline{CT'}}=\dfrac{BG^2}{CG^2}
Hơn nữa vì hai tam giác TGB và TCG đồng dạng nên ta có :
\dfrac{BG^2}{CG^2}=\dfrac{TB^2}{TG^2}=\dfrac{TB^2}{\overline{TC}.\overline{TB}}=\dfrac{\overline{BT}}{\overline{CT}}
Suy ra :
\dfrac{\overline{BT}}{\overline{CT}}=\dfrac{\overline{BT'}}{\overline{CT'}}\Rightarrow T\equiv T'
Từ đó để ý rằng T chính là tâm ngoại tiếp tam giác SGD nên TG=TD. Vậy tam giác TGD cân.
Bài toán 2 (Kiểm tra đội tuyển lớp 10 THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai 2012-2013).
Cho đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC và tiếp xúc BC,CA,AB lần lượt tại D,E,F. Đường thẳng qua A song song với BC cắt EF tại K. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng : IMvuông góc với DK.
Lời giải :
Bổ đề : Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I), các tiếp điểm trên BC,CA,AB lần lượt là D,E,FMlà trung điểm của BC. Khi đó ta có ID,EF,AM đồng quy.
Chứng minh tại đây
Quay trở lại bài toán :
untitled
Theo bổ đề ta có AM,EF,ID đồng quy tại G.
Ta có AK\parallel BC,BM=CM nên A(BCMK)=-1.
Kéo theo A(EFKG)=D(EFKG)=-1
Qua I kẻ tia Ix song song với BC. Tương tự trên ta có (Ix,IM,IC,IB)=-1
Suy ra (Ix,IM,IC,IB)=(DG,DK,DE,DF)=-1. Kết hợp với DI\perp Ix,DF\perp IB,DE\perp IC ta suy ra DK\perp IM
Bài toán 3 : (Gặp gỡ Toán học lần IV) Cho điểm P nằm ngoài đường tròn (O)PC là tiếp tuyến của (O) kẻ từ PPAB là cát tuyến. CD là đường kính của (O). Gọi E là giao điểm của PO với BD. Chứng minh rằng CE vuông góc với CA.
Lời giải :
fsaeawq
Kẻ tiếp tuyến PG đến (O) (G là tiếp điểm)
Gọi I là giao điểm của PO với AD. Dễ thấy DG\parallel IE (cùng vuông góc với GC)
Dễ thấy ACBG là tứ giác điều hòa nên D\left ( BACG \right )=-1 mà đường thẳng PO cắt DA,DB,DClần lượt tại I,E,O và DG\parallel IE nên O là trung điểm của IE.
Kết hợp với O là trung điểm của CD ta có CIDE là hình bình hành.
Suy ra CE\parallel AD mà CA\perp AD nên CE\perp AC (điều phải chứng minh)
Bài toán 4 : Cho tứ giác ABCD nội tiếp. E,F lần lượt là giao điểm của các cặp (AB,CD),(AD,BC)M,N lần lượt là trung điểm của AC,BD. Gọi P,Q lần lượt là giao của AC,BD với EF. Chứng minh rằng M,N,P,Q đồng viên.
Lời giải :
untitled
Gọi I là giao điểm của AC,BD. Gọi L là giao điểm của FI với DC.
Ta có (ELDC)=-1 (hàng điều hòa tứ giác toàn phần)
Qua phép chiếu xuyên tâm F ta được (PIAC)=-1. Vì M là trung điểm của AC nên theo hệ thức Maclaurin :
\overline{IP}.\overline{IM}=\overline{IA}.\overline{IC}
Hoàn toàn tương tự : \overline{IQ}.\overline{IN}=\overline{IB}.\overline{ID}
Mà \overline{IA}.\overline{IC}=P_{I/{ABCD}}=\overline{IB}.\overline{ID}
Dẫn đến \overline{IN}.\overline{IQ}=\overline{IP}.\overline{IM}
Điều này chứng tỏ M,N,P,Q đồng viên.
Bài toán 5 : Cho tam giác ABC nhọn có AD,BE,CF là các đường cao. Gọi P là giao điểm của BC,EF. Đường thẳng qua D song song với EF cắt AB,AC tại Q,R. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng P,Q,R,M đồng viên.
Lời giải :
fd
Ta có AD,BE,CF đồng quy nên (PDBC)=-1 (hàng điều hòa tứ giác toàn phần)
Nên theo hệ thức Maclaurin : \overline{DM}.\overline{DP}=\overline{DB}.\overline{DC}
Mặt khác vì QR\parallel EF\Rightarrow \widehat{RQB}=\widehat{EFA}=\widehat{ECB}
Suy ra B,Q,C,R đồng viên, từ đó \overline{DB}.\overline{DC}=\overline{DQ}.\overline{DR}
Như vậy \overline{DQ}.\overline{DR}=\overline{DM}.\overline{DP}
Dẫn đến P,Q,R,M đồng viên.
Bài toán 6 : Cho tứ giác ABCD nội tiếp. M,N lần lượt là trung điểm của AB,CD. Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABN cắt CD tại P. Đường tròn ngoại tiếp tam giác CDM cắt AB tại Q. Chứng minh rằng AC,BD,PQ đồng quy.
Lời giải :
d
Khi AB\parallel CD thì kết quả là hiển nhiên. Xét AB,CD không song song. Gọi W=AB\cap CD.
Ta có A,B,C,D đồng viên nên \overline{WA}.\overline{WB}=\overline{WD}.\overline{WC}
Ta có A,B,P,N đồng viên nên \overline{WA}.\overline{WB}=\overline{WP}.\overline{WN}
Suy ra \overline{WP}.\overline{WN}=\overline{WC}.\overline{WD} mà N là trung điểm của CD nên theo hệ thức Maclaurin ta có (WPCD)=-1. Tương tự (WQAB)=-1
Suy ra \left ( WPCD \right )=\left ( WQAB \right ), như vậy PQ,AC,BD đồng quy.
Bài toán 7(IMO Shortlist 1994) Cho tam giác ABC có D,E,F lần lượt là tiếp điểm trên BC,CA,AB của đường tròn nội tiếp tam giác. Gọi X là một điểm bên trong tam giác ABC sao cho đường tròn nội tiếp tam giác XBC tiếp xúc với BC tại D, tiếp xúc với XB,XC theo thứ tự tại Y,Z. Chứng minh E,F,Y,Z đồng viên.
Lời giải :
untitled
Gọi J,J' lần lượt là giao điểm của EF,YZ với BC. Ta chứng minh J\equiv J'.
Dễ thấy AD,BE,CF đồng quy (tại điểm Gergonne của tam giác ABC) nên (JDBC)=-1(hàng điều hòa tứ giác toàn phần)
Tương tự (J'DBC)=-1, suy ra (JDBC)=(J'DBC). Suy ra J\equiv J'.
Từ đó, JD là tiếp tuyến chung của hai đường tròn nội tiếp tam giác ABC,XBC nên : JE.JF=JD^2=JY.JZ
Suy ra các điểm E,F,Y,Z đồng viên.
Bài toán 8: Cho đường tròn nội tiếp (O) của tam giác ABC. Gọi M là trung điểm của BCAM cắt (O) tại hai điểm K,L (K nằm giữa A,L). Qua K kẻ đường thẳng song song với BC cắt (O) tại điểm thứ hai là X. Qua L, kẻ đường thẳng song song với BC cắt (O) tại điểm thứ hai là YAX,AYcắt BC tại Q,P. Chứng minh M là trung điểm của PQ.
Lời giải :
Bổ đề : Cho tam giác ABC ngoại tiếp (O), tiếp điểm của (O) trên BC,CA,AB lần lượt là D,E,F. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh AM,EF,OD đồng quy.
Chứng minh bổ đề :
fsdfsdfsdatyu
Gọi I là giao của OD với EF. Ta chứng minh AI đi qua trung điểm M của BC. Ta sẽ xây dựng nên chùm điều hòa.
Qua A kẻ đường thẳng song song với BC cắt OD tại J, cắt EF tại S.
Ta có \widehat{EJI}=\widehat{EAO}=\widehat{OAF}=\widehat{FJI} (các điểm A,F,O,E,J đồng viên)
Tức là JI là phân giác góc FJE. Mặt khác JI \perp JS \left ( JI \perp BC,BC\parallel JS \right )
Do đó chùm J(FEIS)=-1, tức A\left ( BCIS \right )=-1. Mặt khác chùm A(BCIS) có BC\parallel AS nên AI đi qua trung điểm M của BC. Bổ đề được chứng minh.
Quay trở lại bài toán :
HĐĐH
Gọi R là giao của YL với AQ
Theo bổ đề trên ta có AM,OD,EF đồng quy tại W hay KL,OD,EF đồng quy tại W. Mà XKYL là hình thang cân có OD là trục đối xứng, lại có OD cắt KL ở W nên W cũng thuộc XY.
Ta có (AWKL)=-1 (hàng điều hòa về đường tròn) nên X(AWKL)=X(RYKL)=-1, mà XK\parallel RY nên L là trung điểm của RY, tức YL=LR
Theo định lí Thales \dfrac{YL}{PM}=\dfrac{AL}{AM}=\dfrac{LR}{MQ}\Rightarrow MP=MQ, tức M là trung điểm của PQ.
Ta có điều phải chứng minh.
Bài toán 9 : Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I)D,E,F lần lượt là tiếp điểm của (I) với BC,CA,ABAD cắt (I) tại XBX,CX theo thứ tự cắt (I) tại Y,ZAY,AZ lần lượt cắt I tại R,S. Chứng minh rằng AD,ES,FR đồng quy.
Lời giải :
g
Gọi K là giao điểm của ES với AD. Ta có (AXKD)=S(AXKD)=S(ZXED)
Mặt khác ta thấy ZXED là một tứ giác điều hòa và S là điểm thuộc đường tròn ngoại tiếp tứ giác ZXED, suy ra S(ZXED)=-1\Rightarrow (AXKD)=-1
Tương tự, nếu gọi K' là giao điểm của FR với AD thì \left ( AXK'D \right )=-1.
Như vậy \left ( AXK'D \right )=(AXKD)\Rightarrow K\equiv K'. Hay AD,ES,FR đồng quy.
Bài toán 10 : Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I)D là điểm tiếp xúc của (I) với BC. Gọi M là một điểm thuộc đoạn AD. Đường thẳng BM,CM theo thứ tự cắt (I) tại B_1,B_2;C_1,C_2 sao cho BB_1<BB_2,CC_1<CC_2. Chứng minh rằng BC,B_1C_1,B_2C_2 đồng quy.
Lời giải :
untitled
Gọi E,F là hai tiếp điểm với (I) của CA,AB.
Gọi L là giao điểm của EF,BC. Gọi W là giao điểm của AD với (I). Dễ thấy WFDE là một tứ giác điều hòa nên LW là tiếp tuyến của (I). Gọi giao điểm của đường thẳng LB_1 với AD,(I) lần lượt là X,C_0.
Ta có (LXB_1C_0)=-1 (hàng điều hòa về đường tròn) \Rightarrow M(LDBC_0)=-1\;\;\;(1)
Mặt khác dễ thấy AD,BE,CF đồng quy tại điểm Gergonne của tam giác ABC nên (LDBC)=-1 (hàng điều hòa tứ giác toàn phần), do đó \Rightarrow M(LDBC_1)=-1\;\;\;(1)
Từ (1)(2) suy ra M(LDBC_0)=M(LDBC_1)\Rightarrow MC_0\equiv MC_1
Mà C_0\in \left ( I \right ),C_1\in \left ( I \right )\Rightarrow C_0\equiv C_1, tức là B_1C_1 đi qua L.
Tương tự B_2C_2 đi qua L
Kết luận : BC,B_1C_1,B_2C_2 đồng quy.


No comments: