Translate

Sunday, June 8, 2014

Định lý về số mũ đúng

Kí hiệu. b|a nghĩa là a chia hết cho b, còn b \nmid a nghĩa là a không chia hết cho b.
Định nghĩa. Cho p là số nguyên tố, a là số nguyên và \alpha là số tự nhiên. Ta có p^{\alpha} là lũy thừa đúng (exact power) của a và \alpha là số mũ đúng (exact exponent) của p trong khai triển của anếu p^{\alpha}|a và p^{\alpha+1} \nmid a. Khi đó ta viết p^{\alpha} \parallel a hay v_p(a)= \alpha.
Ví dụ. Ta có v_5(5400)=3 vì 5^3|5400 và 5^4 \nmid 5400.
Tính chất. Với a,b,c là các số nguyên, p là số nguyên tố thì:
  1. v_p(ab)=v_p(a)+v_p(b).
  2. v_p( a^n)=n \cdot v_p(a).
  3. \min \{ v_p(a),v_p(b) \} \le v_p(a+b) . Dấu đẳng thức xảy ra khi v_p(a) \ne v_p(b).
  4. v_p( \gcd (|a|,|b|,|c|))= \min \{ v_p(a),v_p(b),v_p(c) \}.
  5. v_p( \text{lcm} (|a|,|b|,|c|))= \max \{ v_p(a),v_p(b),v_p(c) \}.

II. Định lí về số mũ đúng (LTE)

Cho p là số nguyên tố, x,y là hai số nguyên không chia hết cho p. Khi đó
a) Với mọi số nguyên dương n thì
  • Nếu p \ne 2 và p|x-y thì v_p(x^n-y^n)=v_p(x-y)+v_p(n).
  • Nếu p=2 và 4|x-y thì v_2(x^n-y^n)=v_2(x-y)+v_2(n).
  • Nếu p=2 và 2|x-yn chẵn thì v_2(x^n-y^n)=v_2(x^2-y^2)+v_2(n)-1.
b) Nếu n là số nguyên dương lẻ, nếu p|x+y thì v_p(x^n+y^n)=v_p(x+y)+v_p(n).
Chú ý. Để chứng minh b|a thì ta cần chứng minh v_p(a) \ge v_p(b) với p là ước nguyên tố của b. Hay nói cách khác, b|a \Leftrightarrow v_p(a) \ge v_p(b).

III. Một số ví dụ

Ví dụ 1. Cho k là số nguyên dương. Tìm mọi số nguyên dương n thỏa mãn 3^k|2^n-1.
Lời giải. Với n lẻ thì 2^n-1 \equiv 1 \pmod{3} nên không thể chia hết cho 3, trường hợp này loại.
Với n chẵn thì đặt n=2m với m \in \mathbb{N}^*. Khi đó 2^n-1=4^m-1. Áp dụng bổ đề LTE ta có v_3(4^m-1)=v_3(4-1)+v_3(m)=1+v_3(m). Để 3^k|4^m-1 thì v_3(4^m-1) \ge k hay v_3(m) \ge k-1. Do đó m=3^{k-1} \cdot h với h \in \mathbb{N}^*
Vậy n=2 \cdot 3^{k-1} \cdot h với h \in \mathbb{N}^*.
Ví dụ 2. (UNESCO Competition 1995) Cho a,n là hai số nguyên dương và cho p là số nguyên tố lẻ sao cho a^p \equiv 1 \pmod{p^n}. Chứng minh a \equiv 1 \pmod{p^{n-1}}.
Lời giải. Theo đề bài ta suy ra \gcd (a,p)=1. Áp dụng định lý Fermat nhỏ ta có a^{p-1} \equiv 1 \pmod{p}. Do đó a^p \equiv a^{p-1} \pmod{p}. Mà vì \gcd(a,p)=1 nên p|a-1. Ta áp dụng bổ đề LTE thì
v_p(a^p-1)=v_p(a-1)+v_p(p) \ge n \Leftrightarrow v_p(a-1) \ge n-1
Vậy a \equiv 1 \pmod{p^{n-1}}.
Ví dụ 3. Giải phương trình nghiệm nguyên dương p^x-y^p=1.
Lời giải. Với p=2 thì phương trình tương đương với 2^x=y^2+1
Nếu x \ge 2 thì 4|2^x nên y^2 \equiv 3 \pmod{4}, mâu thuẫn. Vậy x=1. Khi đó y=1.
Với p \ge 3 thì p lẻ, phương trình tương đương p^x=y^p+1. Ta suy ra p|y+1. Áp dụng bổ đề LTE ta có 
v_p(y^p+1)=v_p(p)+v_p(y+1)=1+v_p(y+1)=x
Do đó y+1=p^{x-1}. Với x=1 thì y=0, mâu thuẫn. Vậy x \ge 2.
Ta suy ra p^{x-1} \ge p \Leftrightarrow y+1 \ge \frac{y^p+1}{y+1} \Leftrightarrow (y+1)^2 \ge y^p+1 \qquad (1).
Tuy nhiên ta lại có (y+1)^2 < y^p+1 với p,y \ge 3. Vậy nên (1) xảy ra khi y=2 hoặc y=1.
Với y=1 thì p=2, mâu thuẫn.
Với y=2 thì p^{x-1}=3 \Rightarrow x=2,p=3.
Vậy phương trình có nghiệm nguyên dương \boxed{ (x,y,p)=(1,1,2),(2,2,3)}

1 comment:

Unknown said...

dạ chỗ kia e tưởng phải là 2 mới là số mũ đúng của 5 trong khai triển 5400 chứ ạ