Translate

Friday, June 6, 2014

Lí thuyết đồng dư

Bài toán 1 : Cho số nguyên tố p\equiv 2\;(mod\;3) và dãy a_k=k^2+k+1 với k=1,2,...,p-1. Chứng minh rằng :
a_1a_2...a_{p-1}\equiv 3\;(mod\;p)
Lời giải :
Bổ đề 1 : Cho số nguyên tố p\equiv 2\;(mod\;3). Khi đó ta có a\equiv b\;(mod\;p)\Leftrightarrow a^3\equiv b^3\;(mod\;p)
Chứng minh bổ đề 1 :
Nếu a\equiv b\;(mod\;p) thì hiển nhiên là a^3\equiv b^3\;(mod\;p). Gỉa sử a^3\equiv b^3\;(mod\;p)\Rightarrow p\mid (a-b)(a^2+ab+b^2)
Nếu p\mid a-b thì ta hoàn tất bổ đề.
Nếu p\mid a^2+ab+b^2\Rightarrow p\mid 4(a^2+ab+b^2)\Rightarrow (a+2b)^2+3a^2\equiv 0\;(mod\;p)\Rightarrow \left ( \dfrac{-3}{p} \right )=1.
Suy ra p\equiv 1\;(mod\;3). Mâu thuẫn.
Bổ đề 2 : Cho số nguyên tố p\equiv 2\;(mod\;3). Khi đó ta có \left \{ 2^3-1,3^3-1,...,p^3-1 \right \} là hệ thặng dư thu gọn modulo p.
Chứng minh bổ đề 2 :
Nếu tồn tại i,j với i,j\in \left \{ 2,3,..,p \right \} sao cho :
i^3-1\equiv j^3-1\;(mod\;p)\Rightarrow i^3\equiv j^3\;(mod\;p)
Theo bổ đề 1 ta có i\equiv j\;(mod\;p) và điều này vô lí. Bổ đề 2 chứng minh hoàn tất.
Trở lại với bài toán :
Theo bổ đề 2 ta có :
(2^3-1)(3^3-1)...(p^3-1)\equiv 1.2.3...(p-1)\;(mod\;p)\Leftrightarrow (2^2+2+1)(3^2+3+1)...(p^2+p+1)\equiv 1\;(mod\;p)\Leftrightarrow a_2a_3...a_p\equiv 1\;(mod\;p)
Lại chú ý rằng a_1=1^2+1+1\equiv 3\;(mod\;p),a_p=p^2+p+1\equiv 1\;(mod\;p) nên :
a_1a_2...a_{p-1}\equiv 3\;(mod\;p)
Bài toán 2 : Chứng minh rằng với mọi số nguyên kk<m thì luôn tồn tại số nguyên h sao cho hp^m+p^k\;\vdots \;k!
Lời giải :
Đặt k!=p^{a}.t\;\;(gcd(t,a)=1)
Để ý rằng tập \left \{ 0,p^{m-k},2p^{m-k},...,(t-1)p^{m-k} \right \} chính là hệ thặng dư đầy đủ modulo t nên tồn tại số nguyên h sao cho h.p^{m-k}\equiv -1\;\;(mod\;t)\Leftrightarrow h.p^{m-k}+1\;\vdots \;t\Leftrightarrow h.p^m+p^k\;\vdots \;p^kt
Lại theo định lí Legendre thì a=\underset{i=1}{\overset{+\infty }{\sum}} \left \lfloor \dfrac{k}{p^i} \right \rfloor\leq \underset{i=1}{\overset{+\infty }{\sum} }\dfrac{k}{p^i}<k
Tức là p^{k}\vdots p^a
Từ đó suy ra h.p^m+p^k\;\vdots \;p^at\Leftrightarrow h.p^m+p^k\;\vdots \;k!. Đây là điều phải chứng minh.
Bài toán 3 : Cho các số nguyên dương nguyên tố cùng nhau m,n. Chứng minh rằng :  m^{\varphi (n)}+n^{\varphi (m)}\equiv 1\;(mod\;\;mn)
Lời giải :
Áp dụng định lí Euler :
m^{\varphi (n)}\equiv 1\;(mod\;n)\Rightarrow m^{\varphi (n)}+n^{\varphi (m)}\equiv 1\;(mod\;n)\Rightarrow m^{\varphi (n)}+n^{\varphi (m)}=np+1\qquad(p\in \mathbb{N})
Hoàn toàn tương tự thì :
m^{\varphi (n)}+n^{\varphi (m)}\equiv 1\;(mod\;m)\Rightarrow np+1\equiv 1\;(mod\;m)\Rightarrow np\equiv 0\;(mod\;m).
Mà gcd(m,n)=1\Rightarrow m|p\Rightarrow p=mq\qquad(q\in \mathbb{N})\Rightarrow m^{\varphi (n)}+n^{\varphi (m)}=mnq+1
Hay m^{\varphi (n)}+n^{\varphi (m)}\equiv 1\;(mod\;mn). Đây là điều phải chứng minh
 Bài toán 4 : Tìm số nguyên dương n sao cho :
a) \varphi (n)=\dfrac{n}{2}       b) \varphi (n)=\dfrac{n}{3}
Lời giải :
Gỉa sử n=p_{1}^{e_{1}}p_{2}^{e_{2}}...p_{m}^{e_{m}} với p_{i}\in \mathbb{P},e_{i}\in \mathbb{Z}^{+},i=\overline{1,m}
a) Ta có \varphi (n)=n\left (1-\dfrac{1}{p_{1}} \right )\left ( 1-\dfrac{1}{p_{2}} \right )...\left ( 1-\dfrac{1}{p_{m}} \right )=\dfrac{n}{2}\Rightarrow 2\prod_{i=1}^{m}\left ( p_{i}-1\right )=\prod_{i=1}^{m}p_{i}
Gỉa sử trong các số p_i có t số lẻ, khi đó :
2^{t+1}\parallel 2\prod_{i=1}^{m}p_i\Rightarrow 2^{t+1}\parallel \prod_{i=1}^{m}p_i.
Suy ra có t+1 số chẵn trong các số p_i \Rightarrow t=0,m=1
Kết luận : \boxed{n=2^{k}}\;\;\;(k\in \mathbb{N}^{*})

b) Ta có \varphi (n)=n\left (1-\dfrac{1}{p_{1}} \right )\left ( 1-\dfrac{1}{p_{2}} \right )...\left ( 1-\dfrac{1}{p_{m}} \right )=\dfrac{n}{3}\Rightarrow 3\prod_{i=1}^{m}\left ( p_{i}-1\right )=\prod_{i=1}^{m}p_{i}
Gỉa sử trong các số p_i có t số lẻ, khi đó :
2^{t}\parallel 3\prod_{i=1}^{m}(p_i-1)\Rightarrow 2^{t}\parallel \prod_{i=1}^{m}p_i
Suy ra có t số chẵn trong các số p_i \Rightarrow t=1,m=2
Ta có phương trình 3(2-1)(p_1-1)=2.p_1\Rightarrow p_1=3.
Kết luận : \boxed{n=2^{k}.3^{s}}\;\;\;(k,s\in \mathbb{N}^{*})

No comments: