Translate

Friday, June 6, 2014

Phương trình hàm đa thức

Bài toán 1 (Albania TST 2009)
Tìm tất cả các đa thức P(x) khác đa thức không có hệ số không âm và thỏa mãn :
P(x).P\left ( \dfrac{1}{x} \right )\leq P^2(1),\;\forall x> 0
Lời giải :
Dễ thấy đa thức đồng nhất hằng số khác không thoả mãn.
Gỉa sử P(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0\;\;\;(a_n\neq 0,a_i\geq 0,\;\forall i=\overline{0,n})
Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz :
P(x)P\left ( \dfrac{1}{x} \right )=\left ( a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0 \right )\left ( a_n.\dfrac{1}{x^n}+a_{n-1}.\dfrac{1}{x^{n-1}}+...+a_1.\dfrac{1}{x} +a_0\right )\geq (a_n+...+a_1+a_0)^2=P^2(1)
Kết hợp với giả thiết đề bài ta được :
P(x).P\left ( \dfrac{1}{x} \right )=P^2(1),\;\forall x> 0
Hay tương đương :
\left ( a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0 \right )\left ( a_n+a_{n-1}x+...+a_1x^{n-1} +a_0x^n\right )=(a_0+a_1+...+a_n)^2x^n,\;\forall x> 0
Đồng nhất hệ số của x^n ở hai vế :
a_0^2+a_1^2+...+a_n^2=(a_0+a_1+...+a_n)^2\Leftrightarrow \underset{0\leq i\leq j\leq n }{\sum} a_ia_j=0\Leftrightarrow a_0=a_1=...=a_{n-1}=0
Từ đó thu được P(x)=ax^n,\;\forall x> 0.
Đáp số bài toán là :
P(x)\equiv a=const\;(a\neq 0),P(x)=ax^n,\;\forall x> 0
Bài toán 2 : Tìm tất cả các đa thức hệ số thực thỏa mãn :
P(x)P(x^2)=P(x^3),\;\forall x\in \mathbb{R}
Lời giải :
Nếu P(x) đồng nhất hằng số thì dễ thấy P(x)\equiv 0,P(x)\equiv 1 là thỏa mãn. Xét degP(x) \geq 1.
Đặt P(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0\;\;\;\;(a_n\neq 0).
Ta đi chứng minh a_0=a_1=...=a_{n-1}=0. Gỉa sử phản chứng là một trong các số đó khác 0.
Gọi k là số lớn nhất thỏa mãn a_k\neq 0. Ta có :
P(x).P(x^2)=(a_nx^n+a_kx^k+...+a_1x+a_0)(a_nx^{2n}+a_kx^{2k}+...+a_1x^2+a_0)
P(x^3)=a_nx^{3n}+a_kx^{3k}+...+a_1x^3+a_0
Đồng nhất hệ số của x^{2n+k} ở hai vế ta có : a_na_k=0, đây là điều mâu thuẫn.
Từ đó giả sử phản chứng sai, ta phải có a_0=a_1=...=a_{n-1}=0.
Dễ dàng suy ra được P(x)=x^n,\;\forall x\in \mathbb{R}.
Đáp số của bài toán là :
P(x)\equiv 0,P(x)\equiv 1,P(x)=x^n,\;\forall x\in \mathbb{R}
Bài toán 3 : Tìm tất cả các đa thức hệ số thực thỏa mãn :
P(x)P(3x^2)=P(3x^3+x^2),\;\forall x\in \mathbb{R}\;\;\;\;(1)
Lời giải :
Trong (1) cho x=0 được P(0)=0 hoặc P(0)=1.
Nếu P(0)=0, ta đặt P(x)=x^k.Q(x) trong đó Q(x)\in \mathbb{R}\left [ x \right ],Q(0)\neq 0. Thay vào (1) :
x^k.Q(x).(3x^2)^k.Q(3x^2)=(3x^3+x^2)^k.Q(3x^3+x^2),\;\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow 3x^k.Q(x).Q(3x^2)=(3x+1)^k.Q(3x^3+x^2),\;\forall x\in \mathbb{R}\;\;\;(2)
Trong (2) lấy x=0 được Q(0)=0. Mâu thuẫn với cách đặt. Từ đó ta được P(x)\equiv 0.
Nếu P(0)=1, ta đặt P(x)=x^k.Q(x)+1 trong đó Q(x)\in \mathbb{R}\left [ x \right ],Q(0)\neq 0. Thay vào (1) :
\left [ x^k.Q(x)+1 \right ]\left [ 3^k.x^{2k}.Q(3x^2)+1 \right ]=(3x^3+x^2)^k.Q(3x^3+x^2)+1,\;\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow x^{3k}.3^k.Q(x).Q(3x^2)+x^k.Q(x)+3^k.x^{2k}.Q(3x^2)=(3x^3+x^2)^k.Q(3x^3+x^2),\;\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow x^{2k}.3^k.Q(x).Q(3x^2)+Q(x)+3^k.x^k.Q(3x^2)=(3x^2+x)^k.Q(3x^3+x^2),\;\forall x\in \mathbb{R}\;\;\;(3)
Trong (3) ta lấy x=0 thì Q(0)=0. Mâu thuẫn với cách đặt. Từ đó ta được P(x)\equiv 1
Có hai đa thức hằng thỏa mãn đề bài là P(x)\equiv 0P(x)\equiv 1
Bài toán 4: Tìm tất cả các đa thức P(x) hệ số thực và thỏa mãn :
P^2(x)-2=2P(2x^2-1),\;\forall x\in \mathbb{R}\;\;\;(1)
Lời giải :
Đặt P(1)=a, trong (1) cho x=1 :
P^2(1)-2P(1)-2=0\Leftrightarrow P(1)=a=1\pm \sqrt{3}
Đặt P(x)=(x-1)^k.Q(x)+a trong đó Q(x)\in \mathbb{R}\left [ x \right ],Q(1)\neq 0. Thay vào (1) :
\left [ (x-1)^k.Q(x)+a \right ]^2-2=2\left [ (2x^2-2)^k.Q(2x^2-1)+a \right ],\;\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow (x-1)^{2k}Q^2(x)+2a(x-1)^k.Q(x)+a^2-2=2^{k+1}(x-1)^k.(x+1)^k.Q(2x^2-1)+2a,\;\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow (x-1)^k.Q^2(x)+2aQ(x)=2^{k+1}(x+1)^k.Q(2x^2-1),\;\forall x\in \mathbb{R}\;\;(2)
Trong (2) lại cho x=1 được :
2aQ(1)=2^{2k+1}Q(1)\Leftrightarrow Q(1)=0
Mâu thuẫn với cách đặt trên. Từ đó ta có :P(x)\equiv a=1\pm \sqrt{3}
Bài toán 5 (Romania 2001) 
Tìm đa thức P(x) hệ số thực thỏa mãn :
P(x)P(2x^2-1)=P(x^2)P(2x-1),\;\forall x\in \mathbb{R}
Lời giải :
Dễ thấy đa thức hằng thỏa mãn.
Ta có :
\dfrac{P(x)}{P(2x-1)}=\dfrac{P(x^2)}{P(2x^2-1)}=\dfrac{P(x^4)}{P(2x^4-1)}=...=\dfrac{P(x^{2^k})}{P(2x^{2^k}-1)}
Hơn nữa ta có :
\underset{k\rightarrow \rightarrow +\infty }{\lim}\dfrac{P(x^{2^k})}{P(2x^{2^k}-1)}=\dfrac{1}{2^n}
Với n=degP(x).
Từ đó suy ra :
2^nP(x)=P(2x-1)\Leftrightarrow 2^nP(x+1)=P(2x+1)
Đặt P(x+1)=Q(x) ta được :
2^nQ(x)=Q(2x),\;\forall x\in \mathbb{R}
Đặt Q(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0\;\;\;(a_n\neq 0)
Ta được :
2^n(a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0)=a_n(2x)^n+a_{n-1}(2x)^{n-1}+...+a_1.2x+a_0,\;\forall x\in \mathbb{R}
Đồng nhất hệ số của x^i,\;\forall i=\overline{0,n-1} ta suy ra a_i=0,\;\forall i=\overline{0,n-1}
Dẫn đến :
Q(x)=ax^n,\;\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow P(x)=a(x-1)^n,\;\forall x\in \mathbb{R}
Như vậy đáp số bài toán là :
P(x)\equiv const,P(x)=a(x-1)^n,\;\forall x\in \mathbb{R},a=const,n\in \mathbb{N}^*
Bài toán 6 : Tìm tất cả các đa thức thỏa mãn :
P(x^2-2x)=P^2(x-2),\;\forall x\in \mathbb{R}
Lời giải :
Bổ đề : Nếu P(x) là đa thức thỏa mãn P(x^2)=P^2(x),\;\forall x\in \mathbb{R} thì P(x)\equiv 0,P(x)\equiv 1,P(x)\equiv x^n,\;\left ( n\in \mathbb{N}^* \right )
Chứng minh bổ đề :
Nếu P(x) đồng nhất hằng số thì ta dễ thấy P(x)\equiv 0,P(x)\equiv 1
Nếu degP(x) \geq 1 thì đặt P(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0\;\;\;(a_n\neq 0).
Ta đi chứng minh a_{n-1}=a_{n-2}=...=a_1=a_0=0. Gỉa sử ngược lại, một trong các số a_i\neq 0,\;\forall i=\overline{0,n-1}.
Gọi k<n là số lớn nhất sao cho a_k\neq 0. Ta có :
P(x^2)=a_nx^{2n}+a_{k}x^{2k}+...+a_1x^2+a_0
P^2(x)=\left ( a_nx^n+a_{k}x^{k}+...a_1x+a_0 \right )^2
Đồng nhất hệ số của x^{n+k} ta có :
2a_na_k=0
Đây là điều mâu thuẫn. Và do đó a_0=a_1=...=a_{n-1}=0. Từ đó dễ dàng chỉ ra được P(x)=x^n,\;\forall x\in \mathbb{R}.
Bổ đề được chứng minh.
Trở lại bài toán :
Ta có :
P(x^2-2x)=P^2(x-2)\Leftrightarrow P\left [ (x-1)^2-1 \right ]=P^2\left [ (x-1)-1 \right ]
Do vậy nếu ta đặt Q(x)=P(x-1) thì :
Q(x^2)=Q^2(x),\;\forall x\in \mathbb{R}
Theo bổ đề ta được :
P(x)\equiv 0,P(x)\equiv 1,P(x)=(x+1)^n,\;\forall x\in \mathbb{R}
Bài toán 7 : Tìm các đa thức có dạng P(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0, trong đó a_i\in \left \{ -1,1 \right \},\;\forall i=\overline{0,n} và có các nghiệm đều là nghiệm thực.
Lời giải :
Gọi x_1,x_2,...,x_n là n nghiệm thực của P(x). Ta xét a_n=1.
Theo định lí Viete :
\left\{\begin{matrix} x_1+x_2+...+x_n=\dfrac{-a_{n-1}}{a_n}=-a_{n-1}\\ x_1x_2...x_n=(-1)^n.\dfrac{a_0}{a_n}=(-1)^n.a_0 \end{matrix}\right.
Do đó :
x_1^2+x_2^2+...+x_n^2=(x_1+x_2+...+x_n)^2-2\underset{0\leq i<j\leq n}{\sum} x_ix_j=1-2a_{n-2}\geq 0\Leftrightarrow 2a_{n-2}\leq 1\Rightarrow a_{n-2}=-1
Từ đó x_1^2+x_2^2+...+x_n^2=3.
Áp dụng BĐT AM-GM :
3=x_1^2+x_2^2+...+x_n^2\geq n\sqrt[n]{(x_1x_2...x_n)^2}=n\Rightarrow n\leq 3
Với n=1 ta được P(x)\in \left \{ x+1,x-1 \right \}
Với n=2 ta được P(x)\in \left \{ x^2-x-1,x^2+x-1 \right \}
Với n=3 ta được P(x)\in \left \{ x^3+x^2-x-1,x^3-x^2-x+1 \right \}
Tương tự khi ta xét a_{n}=-1.
Kết luận : Có tất cả mười hai đa thức cần tìm thỏa đề :
P(x)=x+1,P(x)=x-1,P(x)=-x-1,P(x)=-x+1
P(x)=x^2-x-1,P(x)=-x^2+x+1,P(x)=x^2+x-1,P(x)=-x^2-x+1
P(x)=x^3+x^2-x-1,P(x)=x^3-x^2-x+1,P(x)=-x^3-x^2+x+1,P(x)=-x^3+x^2+x-1
Bài toán 8: Tìm đa thức P(x) thỏa mãn :
P(x)P(y)=P^{2}\left ( \dfrac{x+y}{2} \right )-P^2\left ( \dfrac{x-y}{2} \right ),\;\forall x,y\in \mathbb{R}\;\;\;(1)
Lời giải :
Trong (1) ta cho x=3y được :
P(3y)P(y)=P^2(3y)-P^2(y),\;\forall y\in \mathbb{R}\Leftrightarrow P(x)P(3x)=P^2(2x)-P^2(x),\;\forall x\in \mathbb{R}\;\;\;(2)
Gỉa sử P(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0,\;\left ( a_n\neq 0 \right )
Khi đó đồng nhất hệ số cao nhất trong (2) :
(a_n.x^n).(a_n.3^n.x^n)=a_n^2.(2x)^{2n}-a_n^2.x^{2n}\Leftrightarrow 3^n.a_n^2.x^{2n}=(4^na_n^2-a_n^2)x_{2n}\Leftrightarrow 3^n+1=4^n
Nhận thấy n=1 thỏa mãn. Và nếu n>1 thì :
4^n=(3+1)^n=3^n+C^1_n3^{n-1}+...+1>3^n+1
Tức là P(x)=ax+b,\;\forall x\in \mathbb{R}.
Thay vào (2) :
(ax+b)(3ax+b)=(2ax+b)^2-(ax+b)^2,\;\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow 3a^2x^2+4abx+b^2=3a^2x+2abx,\;\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow b=0,a\in \mathbb{R}
Kết luận : Các đa thức thỏa mãn đề bài là \boxed{P(x)=ax,\;\forall x\in \mathbb{R}}
Bài toán 9 : Tìm tất cả các đa thức P(x) thỏa mãn :
P(a-b)+P(b-c)+P(c-a)=3P(a)+3P(b)+3P(\;c)
Trong đó a,b,c là ba số thực bất kì thỏa mãn a+b+c=0.
Lời giải :
Nếu P(x) là đa thức hằng thì P(x)\equiv 0
Chọn a=3x,b=-2x,c=-x, ta được :
                     P(5x)+P(-x)+P(-4x)=3P(3x)+3P(-2x)+3P(-x)\qquad(*)
Đặt P(x)=\sum_{i=0}^{n}a_ix^i\qquad(a_n\neq 0)
Thay vào (*) :
\sum_{i=0}^{n}a_i.5^i.x^i+\sum_{i=0}^{n}a_i.(-x)^i+\sum_{i=0}^{n}a_i(-4)^i.x^i=\sum_{i=0}^{n}3a_i.3^i.x^i+\sum_{i=0}^{n}3a_i(-2)^i.x^i+\sum_{i=0}^{n}3a_i(-x)^i
Đồng nhất  hệ số bậc cao nhất và hệ số tự do :
\left\{\begin{matrix} 5^na_n+(-1)^na_n+(-4)^na_n=3^{n+1}a_n+3.(-2)^na_n+3.(-1)^na_n& & \\ 3a_0=9a_0& & \end{matrix}\right.
Ta có ngay a_0=0
\blacktriangle  Nếu n lẻ, ta được :
                         5^n-1-4^n=3^{n+1}-3.2^n-3^n\Leftrightarrow 5^n+3.2^n+3^n=3^{n+1}+4^n+1
Nhận thấy n=1 thỏa mãn, xét n>1.
Khi đó
                                      5^{n}+3.2^{n}+3^{n}\equiv 0\;\;(mod\;4) (vì n lẻ nên 3^{n}\equiv -1\;\;(mod\;4))
Mà                                  3^{n+1}+4^{n}+1\equiv 2\;\;(mod\;4).
Do đó n>1 loại
Như vậy P(x)=ax với a\neq 0. Thử lại thỏa mãn
\blacktriangle Nếu n chẵn, ta được :
                                           5^n+1+4^n=3^{n+1}+3.2^n+3
Nhận thấy n=2 thỏa mãn, xét n>2.
Ta có
                                5^{n}+1+4^n\equiv 2\;\;(mod\;8) mà 3^{n+1}+3.2^n+3\equiv 6\;(mod\;8)
Do đó n>2 loại.
Như vậy P(x)=ax^2+bx. Thử lại thỏa mãn.
Kết luận : Đa thức cần tìm là  P(x)=ax^2+bx trong đó a,b\in \mathbb{R}

 Bài toán 10 : Tìm đa thức P(x) thỏa mãn \left\{\begin{matrix} P(a+b)=P(a)+7P(b) &(1) & \\ ab(a+b)=2b^3& (2) & \end{matrix}\right.
Lời giải :
Ta sẽ chọn các số a,b có dạng (a,b)=(mx,nx) thỏa (2).
Thay a=mx,b=nx vào (2), ta được : mnx^{3}(m+n)=2n^{3}x^{3}\Rightarrow mn(m+n)=2n^3.
Ta chọn các số m,n đơn giản nhất là (m,n)=(1,1).
Như vậy bộ (a,b)=(x,x) thỏa (2). Thay vào (1), ta được :P(2x)=8P(x)\qquad(*)
Đặt P(x)=\sum_{i=0}^{n}a_ix^i với a_{n}\neq 0. Thay vào (*) :
a_{n}.2^{n}x^n+a_{n-1}.2^{n-1}x^{n-1}+...+a_1.2x+a_0=8a_nx^n+8a_{n-1}x^{n-1}+...+8a_1x+8a_0
Đồng nhất hệ số tự do và hệ số bậc cao nhất :
\left\{\begin{matrix} a_n.2^n=8a_n & & \\ a_0=8a_0 & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} n=3 & & \\ a_0=0 & & \end{matrix}\right.
Như vậy P(x) có dạng P(x)=px^3+qx^2+rx
Thay vào (*) : 8px^{3}+4qx^{2}+2rx=8px^3+8qx^2+8rx
Đồng nhất hệ số \left\{\begin{matrix} 4q=8q & & \\ 2r=8r& & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow q=r=0
Suy ra P(x)=px^{3}\;\;\forall x\in \mathbb{R}.
Thử lại :
P(a+b)=p(a+b)^3=p(a^3+b^3+3ab(a+b))=p(a^3+b^3+3.2b^3)=p(a^3+7b^3)=P(a)+7P(b).
Kết luận : Các đa thức P(x) cần tìm là P(x)=px^{3}\;\;\forall x\in \mathbb{R}, trong đó p\in \mathbb{R}

No comments: