Translate

Saturday, June 7, 2014

Khai triển Abel chứng minh bất đẳng thức

CÔNG THỨC KHAI TRIỂN ABEL 
Cho x_1,x_2,...,x_n và y_1,y_2,...,y_n là các số thực tùy ý. Đặt S_{k}=y_{1}+y_{2}+...+y_{k}\forall k\in \mathbb{Z}^{+},1\leq k\leq n
Khi đó :
\boxed{x_{1}y_{1}+x_{2}y_{2}+...+x_{n}y_{n}=\left ( x_{1}-x_{2} \right )S_{1}+\left ( x_{2}-x_{3} \right )S_{2}+...+\left ( x_{n-1}-x_{n} \right )S_{n-1}+x_{n}S_{n}}
Hai đẳng thức thường dùng :
Trường hợp n=3 :
\boxed{a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+a_{3}b_{3}=(a_{1}-a_{2})b_{1}+(a_{2}-a_{3})(b_{1}+b_{2})+a_{3}(b_{1}+b_{2}+b_{3})}
Trường hợp n=2 :
\boxed{a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+=(a_{1}-a_{2})b_{1}+a_{2}(b_{1}+b_{2})}
Hệ quả của khai triển Abel :
Cho hai dãy số thực (x_1,x_2,...,x_n),(a_1,a_2,...,a_n). Khi đó ta có đẳng thức :
\boxed{a_1(x_1-x_2)+a_2(x_2-x_3)+...+a_{n-1}(a_{n-1}-a_n)+a_nx_n=a_1x_1+(a_2-a_1)x_2+...+(a_n-a_{n-1})x_n}
Chứng minh : Áp dụng công thức khai triển Abel cho hai dãy \left ( x_1,x_2,...,x_n \right ),(y_1=a_1,y_2=a_2-a_1,...,y_n=a_n-a_{n-1}).
BẤT ĐẲNG THỨC ABEL 
Cho hai dãy số thực (x_1,x_2,....,x_n),(y_1,y_2,...,y_n) với x_{1}\geq x_{2}\geq ...\geq x_{n}. Nếu c_{k}=y_1+y_2+...+y_k\;\;\forall k=\overline{1,n} và M=\underset{k=1,2,...,n}{max}c_km=\underset{k=1,2,...,n}{min}c_k thì ta có :
\boxed{mx_1\leq x_1y_1+x_2y_2+...+x_ny_n\leq Mx_1}.
Chứng minh :
Theo công thức khai triển Abel :
x_{1}y_1+x_2y_2+...+x_ny_n=(x_1-x_2)c_1+(x_2-x_3)c_2+...+(x_{n}-x_{n-1})c_{n-1}+x_nc_n\leq (x_1-x_2)M+(x_2-x_3)M+...+(x_n-x_{n-1})M+x_nM=Mx_1
Tương tự : x_{1}y_1+x_2y_2+...+x_ny_n\geq mx_1
Bài toán 1 (Đề nghị Olympic 30-4 toán 10 năm 2010 THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Bình Định)
Cho ba số dương x,y,z thỏa mãn \left\{\begin{matrix} 1\leq z\leq min\left \{ x,y \right \}\\ xz\geq 3\\ yz\geq 2 \end{matrix}\right.
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức 
P=\dfrac{30}{x}+\dfrac{4}{y}+\dfrac{2010}{z}
Lời giải :
Ta viết P thành :
P=30\left ( \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{z} \right )+4\left ( \dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z} \right )+\dfrac{1976}{z}
Áp dụng công thức khai triển Abel :
\dfrac{1}{3}+1=\dfrac{x}{3}.\dfrac{1}{x}+\dfrac{z}{1}.\dfrac{1}{z}=\left ( \dfrac{1}{z}-\dfrac{1}{x} \right )\dfrac{z}{1}+\dfrac{1}{x}\left ( \dfrac{x}{3}+\dfrac{z}{1} \right )\geq \left ( \dfrac{1}{z}-\dfrac{1}{x} \right )+\dfrac{1}{x}.2\sqrt{\dfrac{xz}{3}}\geq \dfrac{1}{z}-\dfrac{1}{x}+\dfrac{2}{x}=\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{z}
Và :
\dfrac{1}{2}+1=\dfrac{y}{2}.\dfrac{1}{y}+\dfrac{z}{1}.\dfrac{1}{z}=\left ( \dfrac{1}{z}-\dfrac{1}{y} \right )\dfrac{z}{1}+\dfrac{1}{y}\left ( \dfrac{y}{2}+\dfrac{z}{1} \right )\geq \left ( \dfrac{1}{z}-\dfrac{1}{y} \right )+\dfrac{1}{y}.2\sqrt{\dfrac{yz}{2}}\geq \dfrac{1}{z}-\dfrac{1}{x}+\dfrac{2}{y}=\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}
Do đó :
P\leq 30\left ( 1+\dfrac{1}{3} \right )+4\left ( 1+\dfrac{1}{2} \right )+\dfrac{1976}{1}=2022
Kết luận : MaxP=2022\Leftrightarrow x=3,y=2,z=1
Bài toán 2 (Đề nghị Olympic 30-4 toán 11 năm 2011 THPT Hùng Vương, Bình Phước) : Cho các số dương v,l,t thỏa mãn hệ :
\left\{\begin{matrix} \dfrac{2}{5}\leq t\leq min\left \{ v,l \right \}\\ vt\geq \dfrac{4}{15}\\ lt\geq \dfrac{1}{5} \end{matrix}\right.
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức E(v,l,t)=\dfrac{1}{v}+\dfrac{2}{l}+\dfrac{3}{t}
Lời giải : 
Dự đoán giá trị lớn nhất là 13 và đạt được khi v=\dfrac{2}{3},l=\frac{1}{2},t=\dfrac{2}{5}.
Do đó ta sẽ chứng minh E(v,l,t)=\left ( \dfrac{1}{v}+\dfrac{1}{t} \right )+2\left ( \dfrac{1}{l} +\dfrac{1}{t}\right )\leq 13
Thật vậy, áp dụng công thức khai triển Abel :
4=\dfrac{5}{2}+\dfrac{3}{2}=\dfrac{1}{t}.\dfrac{5}{2}t+\dfrac{1}{v}.\dfrac{3}{2}v=\left ( \dfrac{1}{t}-\dfrac{1}{v} \right ).\dfrac{5}{2}t+\dfrac{1}{v}\left ( \dfrac{5}{2}t+\dfrac{3}{2}v \right )\geq \left ( \dfrac{1}{t}-\dfrac{1}{v} \right ).\dfrac{5}{2}.\dfrac{2}{5}+\dfrac{1}{v}.2\sqrt{\dfrac{15}{4}.vt}\geq \dfrac{1}{t}-\dfrac{1}{v}+\dfrac{2}{v}=\frac{1}{v}+\dfrac{1}{t}
Và :
\dfrac{9}{2}=2+\dfrac{5}{2}=\dfrac{1}{l}.2l+\dfrac{1}{t}.\dfrac{5}{2}t=\left ( \dfrac{1}{t}-\dfrac{1}{l} \right ).\dfrac{5}{2}t+\dfrac{1}{l}\left ( 2l+\dfrac{5}{2}t \right )\geq \dfrac{5}{2}.\dfrac{2}{5}\left ( \dfrac{1}{t}-\dfrac{1}{l} \right )+\dfrac{1}{l}.2\sqrt{5lt}\geq \dfrac{1}{t}-\dfrac{1}{l}+\dfrac{2}{l}=\dfrac{1}{l}+\dfrac{1}{t}
Từ đó suy ra E(v,l,t)=\left ( \dfrac{1}{v}+\dfrac{1}{t} \right )+2\left ( \dfrac{1}{l}+\dfrac{1}{t} \right )\leq 4+2.\dfrac{9}{2}=13
Kết luận : Max\;E(v,l,t)=13\Leftrightarrow v=2/3,l=1/2,t=2/5
Bài toán 3 : Cho các số không âm a_1,a_2,...,a_n thỏa mãn a_{1}a_{2}...a_{k}\geq \dfrac{1}{(2k)!}\;\;\;\forall k=\overline{1,n}. Chứng minh rằng a_1+a_2+...+a_n\geq \dfrac{1}{n+1}+\dfrac{1}{n+2}+...+\dfrac{1}{2n}
Lời giải :
Dự đoán đẳng thức xảy ra khi a_{1}=\dfrac{1}{2!},a_{2}=\dfrac{2!}{4!},a_{3}=\dfrac{4!}{6!},...,a_{n}=\dfrac{(2n-2)!}{(2n)!}
Từ đó ta áp dụng khai triển Abel và BĐT AM-GM :
a_{1}+a_{2}+...+a_{n}=\dfrac{1}{2!}.(2!a_1)+\dfrac{2!}{4!}.\left ( \dfrac{4!}{2!}a_{2} \right )+\dfrac{4!}{6!}\left ( \dfrac{6!}{4!}a_{3} \right )+...+\dfrac{(2n-2)!}{(2n)!}\left ( \dfrac{(2n)!}{(2n-2)!} a_n\right )=\left ( \dfrac{1}{2!} -\dfrac{2!}{4!}\right )2!a_1+\left ( \dfrac{2!}{4!}-\dfrac{4!}{6!} \right )\left ( 2!a_1+\dfrac{4!}{2!}a_2 \right )+...+\left ( \dfrac{(2n-4)!}{(2n-2)!}-\dfrac{(2n-2)!}{(2n)!} \right )\left ( 2!a_1+\dfrac{4!}{2!}a_2+...+\dfrac{(2n-2)!}{(2n-4)!}a_{n-1} \right )+\dfrac{(2n-2)!}{(2n)!}\left ( 2!a_1+\dfrac{4!}{2!}a_2+...+\dfrac{(2n)!}{(2n-2)!} \right )
\geq \left ( \dfrac{1}{2!}-\dfrac{2!}{4!} \right )2!a_1+\left ( \dfrac{2!}{4!}-\dfrac{4!}{6!} \right ).2\sqrt{4!a_1a_2}+...+\dfrac{(2n-2)!}{(2n)!}.n\sqrt[n]{(2n)!a_1a_2...a_n}=\left ( \dfrac{1}{2!} -\dfrac{2!}{4!}\right )+2\left ( \dfrac{2!}{4!}-\dfrac{4!}{6!} \right )+...+(n-1)\left ( \dfrac{(2n-4)!}{(2n-2)!}-\dfrac{(2n-2)!}{(2n)!} \right )+n.\dfrac{(2n-2!)}{(2n)!}=\dfrac{1}{2!}+\dfrac{2!}{4!}+\dfrac{4!}{6!}+...+\dfrac{(2n-2)!}{(2n)!}=\dfrac{1}{1.2}+\dfrac{1}{3.4}+\dfrac{1}{5.6}+...+\dfrac{1}{(2n-1).2n}
Như vậy nếu ta chỉ ra được đẳng thức :
\dfrac{1}{1.2}+\dfrac{1}{3.4}+\dfrac{1}{5.6}+...+\dfrac{1}{(2n-1).2n}=\dfrac{1}{n+1}+\dfrac{1}{n+2}+...+\dfrac{1}{2n}\;\;\;\;(*)
Thì bài toán được giải quyết.
Ta chứng minh đẳng thức (*) bằng quy nạp, dễ thấy với n=1 thì (*) đúng, giả sử (*) đúng . Xét (*)với n+1
Ta có :
\left ( \dfrac{1}{1.2}+\dfrac{1}{3.4}+....+\dfrac{1}{(2n-1).2n} \right )+\dfrac{1}{(2n+1)(2n+2)}=\dfrac{1}{n+1}+\dfrac{1}{n+2}+...+\dfrac{1}{2n}+\dfrac{1}{2(2n+1)(n+1)}=\left ( \dfrac{1}{n+2}+\dfrac{1}{n+3}+...+\dfrac{1}{2n} \right )+\dfrac{2(2n+1)+1}{2(2n+1)(n+1)}=\dfrac{1}{n+2}+\dfrac{1}{n+3}+...+\dfrac{1}{2n}+\dfrac{1}{2n+1}+\dfrac{1}{2n+2}.
Theo nguyên lí quy nạp, (*) được chứng minh.
Vậy bất đẳng thức đã cho được chứng minh.
Bài toán 4 : Cho các số thực x,y,z mà 0<x<y\leq z\leq 1 thỏa mãn 3x+2y+z\leq 4. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức : P=3x^3+2y^3+z^3
Lời giải :
Trước hết ta chứng minh 3x^{2}+2y^{2}+z^2\leq \dfrac{10}{3}
Thật vậy, theo khai triển Abel, ta có :
3x^{2}+2y^2+z^2=z.z+2y.y+3x.x=(z-y)z+(y-x)(z+2y)+x(z+2y+3x)\leq (z-y)+(y-x)(1+2)+4x=x+2y+z=\dfrac{1}{3}\left [ (3x+2y+z)+(4y+2z) \right ]\leq \dfrac{1}{3}\left ( 4+4+2 \right )=\dfrac{10}{3}
Tiếp tục sử dụng công thức khai triển Abel :
P=3x^{3}+2y^3+z^3=z^2.z+2y^2.y+3x^2.x=(z-y)z^{2}+(y-x)(z^2+2y^2)+x(z^2+2y^2+3x^2)\leq (z-y)+(y-x)(1+2)+x.\dfrac{10}{3}=\frac{1}{3}x+2y+z=\frac{1}{9}(3x+18y+9z)=\dfrac{1}{9}\left [ (3x+2y+z)+(16y+8z) \right ]\leq \dfrac{1}{9}\left ( 4+16+8 \right )=\dfrac{28}{9}
Kết luận : MaxP=\dfrac{28}{9}\Leftrightarrow x=1/3,y=z=1
Bài toán 5 :
1) Cho các số thực a,b,c thỏa mãn a\geq b\geq c>0 và \left\{\begin{matrix} x\geq a\\ x+y\geq a+b\\ x+y+z\geq a+b+c \end{matrix}\right.. Chứng minh rằng x^{2}+y^{2}+z^{2}\geq a^{2}+b^{2}+c^{2}
2) Cho tam giác ABC không nhọn. Chứng minh rằng :
A^{2}+B^{2}+C^{2}\geq \dfrac{3\pi ^{2}}{8}
Lời giải :
1) Sử dụng khai triển Abel và bất đẳng thức Cauchy-Schwarz :
x^{2}+y^{2}+z^{2}=a.\dfrac{x^{2}}{a}+b.\dfrac{y^{2}}{b}b+c.\dfrac{z^{2}}{c}=(a-b).\dfrac{x^{2}}{a}+(b-c)\left ( \dfrac{x^{2}}{a}+\dfrac{y^{2}}{b} \right )+c\left ( \dfrac{x^{2}}{a}+\dfrac{y^{2}}{b}+\dfrac{z^{2}}{c} \right )\geq (a-b).a+(b-c).\dfrac{(x+y)^{2}}{a+b}+c.\dfrac{(x+y+z)^{2}}{a+b+c}\geq a(a-b)+(b-c)(a+b)+c(a+b+c)=a^{2}+b^{2}+c^{2}
Đẳng thức xảy ra khi x=a,y=b,z=c
2) Vì tam giác ABC không nhọn nên ta giả sử A\geq \dfrac{\pi }{2}, khi đó B+C\leq \dfrac{\pi }{2}. Do đó tồn tại một góc có số đó không vượt quá \dfrac{\pi }{4}. Gỉa sử C\leq \dfrac{\pi }{4}\Rightarrow B\geq \dfrac{\pi }{4}.
Khi đó ta có \left\{\begin{matrix} A\geq \dfrac{\pi }{2}\\ A+B\geq \dfrac{\pi }{2}+\dfrac{\pi }{4}\\ A+B+C=\dfrac{\pi }{2}+\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi }{4} \end{matrix}\right. và A\geq B\geq C>0.
Áp dụng kết quả câu trên, ta có :
A^{2}+B^{2}+C^{2}\geq \left ( \dfrac{\pi }{2} \right )^{2}+\left ( \dfrac{\pi }{4} \right )^{2}+\left ( \dfrac{\pi }{4} \right )^{2}=\dfrac{3\pi ^{2}}{8}.
Đẳng thức xảy ra khi A=\dfrac{\pi }{2},B=C=\dfrac{\pi }{4}\Leftrightarrow \Delta ABC vuông cân.
Bài toán 6 : Cho các số thực a,b,c,d thỏa mãn \left\{\begin{matrix} 0<a\leq b\leq c\leq d\\ \dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{b}+\dfrac{d}{c}\geq 3\\ \dfrac{2}{b}+\dfrac{d}{c}\geq 2 \end{matrix}\right.
Chứng minh rằng a^{4}+b^{4}+c^{4}-d^{4}\leq 17
Lời giải :
Ta đoán dấu bằng của bài toán bằng cách cho đẳng thức xảy ra tại các giả thiết : a=1,b=2,c=d.
Khi đó viết bất đẳng thức đã cho dưới dạng a^{4}+b^{4}+c^{4}\leq 1^{4}+2^{4}+d^{4}
Bằng bất đẳng thức Holder ta dễ thấy :
\dfrac{2^{4}}{b^{4}}+\dfrac{d^{4}}{c^{4}}\geq \dfrac{\left ( \dfrac{2}{b}+\dfrac{d}{c} \right )}{8}^{4}\geq \dfrac{2^{4}}{8}=2
\dfrac{1}{a^{4}}+\dfrac{2^{4}}{b^{4}}+\dfrac{d^{4}}{c^{4}}\geq \dfrac{\left ( \dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{b}+\dfrac{d}{c} \right )}{27}^{4}\geq \dfrac{3^{4}}{27}=3
Theo khai triển Abel :
1^{4}+2^{4}+d^{4}=a^{4}.\dfrac{1}{a^{4}}+b^{4}.\dfrac{2^{4}}{b^{4}}+c^{4}.\dfrac{d^{4}}{c^{4}}=\left ( c^{4}-b^{4} \right ).\dfrac{d^{4}}{c^{4}}+\left ( b^{4}-a^{4} \right ).\left ( \dfrac{d^{4}}{c^{4}}+\dfrac{2^{4}}{b^{4}} \right )+a^{4}.\left ( \dfrac{d^{4}}{c^{4}}+\dfrac{2^{4}}{b^{4}}+\dfrac{1}{a^{4}} \right )\geq (c^{4}-b^{4})+2(b^{4}-a^{4})+3a^{4}=a^{4}+b^{4}+c^{4}
Đây là điều phải chứng minh.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a=1,b=2,c=d.

* Tổng quát : Cho các số thực a,b,c,d thỏa mãn \left\{\begin{matrix} 0<a\leq b\leq c\leq d\\ \dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{b}+\dfrac{d}{c}\geq 3\\ \dfrac{2}{b}+\dfrac{d}{c}\geq 2 \end{matrix}\right.
Chứng minh rằng a^k+b^k+c^k-d^k\leq 2^k+1 với k là số nguyên dương cho trước

No comments: